VOV.VN – Trên cơ sở đánh giá cụ thể UBND thành phố đưa ra 3 kịch bản với các mức tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) cả năm.
Sáng 12/3, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc của Ban Thường vụ Thành uỷ với Ban cán sự Đảng UBND TP về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020 và các giải pháp đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2020; tiến độ triển khai các dự án trọng điểm và giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Theo UBND Thành phố Hà Nội, tình hình sản xuất, kinh doanh của TP bị ảnh hưởng khá lớn bởi dịch bệnh Covid-19, trong đó lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng mạnh nhất. Riêng 3 thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm tới 37% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội. Sản xuất công nghiệp là lĩnh vực tiếp theo bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu giảm 15% và 40% kim ngạch nhập khẩu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc…
Về thu ngân sách Nhà nước, TP dự báo 3 tình huống tác động đến thu ngân sách. Tình huống 1, nếu dịch bệnh được kiểm soát trong Quý I, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giảm khoảng 11.482 tỷ đồng. Tình huống 2, nếu Quý I hết dịch nhưng tình hình còn ảnh hưởng lớn đến các quý sau, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giảm khoảng 15.182 tỷ đồng. Tình huống 3, dịch bệnh được kiểm soát vào quý II và có thể lâu hơn, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giảm khoảng 19.582 tỷ đồng. Tương ứng với 3 tình huống này, TP cũng xây dựng 3 giải pháp điều hành và cân đối ngân sách của TP.
Trên cơ sở đánh giá cụ thể các nhóm, ngành hàng trước tác động của dịch Covid-19, Ban Cán sự đảng UBND thành phố đưa ra 3 kịch bản với các mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cả năm được dự báo là 7,5%, 6,93% và 6,42%.
Sau khi các sở, ban, ngành nêu kiến nghị, giải pháp về những khó khăn vướng mắc trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kết luận Hội nghị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ tán thành với nội dung báo cáo UBND thành phố nêu toàn diện, đầy đủ, cả về mục tiêu, định hướng, giải pháp, kiến nghị đề xuất cụ thể. Ý kiến phát biểu của các sở ngành ban rất chất lượng, nắm chắc tình hình, sắc sảo.
Theo Bí thư Thành ủy, qua báo cáo của Ban cán sự UBND Thành phố và các sở, ban, ngành phát biểu đều có đề xuất khẳng định không điều chỉnh các mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2020. Quyết tâm phấn đấu đạt theo kịch bản 1 như đã đề xuất với mức tăng trưởng GRDP dự kiến là 7,5%, đạt kế hoạch đề ra. Theo kịch bản này, Hà Nội sẽ đạt cả chỉ tiêu năm 2020 và các chỉ tiêu 5 năm 2016-2020 theo Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XVI.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Thường trực Thành ủy hoàn toàn đồng tình, đồng ý với đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND thành phố và chỉ đạo để toàn phố hệ thống chính trị của TP vào cuộc quyết liệt, sự cố gắng chung sức của người dân, doanh nghiệp để thực hiện các giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó thành công với dịch bệnh Covid -19”.
Trên tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đặt phòng chống dịch bệnh Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng đột xuất đặt lên hàng đầu. Theo Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, Hà Nội kiểm soát được dịch bệnh sẽ nhanh chóng ổn định được tình hình để phát triển sản xuất kinh doanh và phục hồi nền kinh tế của TP.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chỉ đạo: Trên cơ sở các ý kiến góp ý tại hội nghị và Kết luận của Thành ủy đề nghị Ban cán sự Đảng UBND Thành phố sớm hoàn thiện kế hoạch hành động thực hiện kế hoạch, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19.
Bí thư Thành ủy giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể từng ngành lĩnh vực, địa phương, đơn vị như: “Nông nghiệp phấn đấu mục tiêu tăng 3-3,5% hoặc 4%, dù nông nghiệp không đóng góp nhiều GDP Thành phố nhưng đảm bảo cung cầu thực phẩm; người nông dân mới có thu nhập, kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng”. Bên cạnh đó, dịch vụ bán lẻ cũng phải được tăng lên; giải quyết đầu vào đầu ra cho sản xuất công nghiệp, phát triển doanh nghiệp tăng đầu tư của tư nhân.
Bí thư Thành ủy cũng đề nghị TP quan tâm đến cụm công nghiệp làng nghề, mở rộng năng lực sản xuất. Tăng cường đầu tư công các dự án trọng điểm và đầu tư tư nhân. “Giai đoạn này, các ngành cần chú trọng công tác chuẩn bị, sẵn sàng hoạt động để khi đẩy lùi dịch bệnh, có thể hoạt động nhanh không mất thời gian chuẩn bị. Cụ thể, ngành Du lịch chú trọng đào tạo nhân lực, chuẩn bị sẵn các sản phẩm du lịch mới. Đẩy mạnh đầu tư phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thu hút FDI, các chuỗi cung ứng…
“Chúng ta giai đoạn này phải tích cực chuẩn bị, vẫn giữ cầu, kêu gọi,thúc đẩy, chuẩn bị hồ sơ dự án đến khi kiểm soát được tình hình tốt thì khi làm rất nhanh không mất thời gian chuẩn bị nữa”, ông Vương Đình Huệ nói.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ lưu ý 3 vấn đề giữ tốc độ tăng trưởng GRDP theo mục tiêu, kiểm soát lạm phát, đảm bảo cân đối lớn của Thành phố, nhất là về ngân sách. Bí thư Thành ủy đề nghị tiết kiệm chi tiêu, cắt giảm đi nước ngoài, hội họp, các sự kiện được nhiều hơn nữa, trong lúc khó khăn thì càng phải tiết kiệm nhiều hơn.
Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh, thành phố phải đặc biệt coi trọng vai trò của người dân và doanh nghiệp; tập trung cải cách TTHC, đơn giản hóa các thủ tục nhằm giảm thời gian chi phí cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh thu hút đầu tư và giải ngân đầu tư (cả đầu tư công và đầu tư tư nhân). Tránh vì tập trung quá vào chống dịch mà làm chậm tiến độ CCHC, tiến độ đầu tư của người dân và doanh nghiệp; tổ chức thực hiện tốt công tác truyền thông, tạo không khí đoàn kết, tin tưởng làm động lực cho thành phố phát triển.
Bí thư Thành ủy lưu ý, trên cơ sở ý kiến của các sở, ngành, địa phương, Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo tổng hợp, phân loại cụ thể những khó khăn, vướng mắc và đề ra các giải pháp giải quyết. Vấn đề nào vượt thẩm quyền phải có đề xuất, kiến nghị ngay với Chính phủ, các bộ, ngành trung ương. Cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4/2020, UBND thành phố cần tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để cùng phối hợp thực hiện mục tiêu tăng trưởng.
Trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với dịch Covid-19, duy trì tăng trưởng kinh tế, tới đây thành phố sẽ cập nhật vào các văn kiện đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố với những định hướng căn cơ, lâu dài, làm cơ sở xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự là một trong những đầu tàu kinh tế cả nước, động lực của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định./.
- Nam Định: Nghề Biển Hải Lý
- Chùm Ảnh Thánh Lễ Khấn Dòng – Tu Viện Dòng nữ Đa Minh Bùi Chu
- Nam Định: Hội chùa Lương
- Về Nam Định ăn bánh gai Bà Thi ngon nức tiếng
- Nam Thành cảnh trí 40 phố phường
- Cô dâu trong đám cưới khủng tại Nam Định nói gì khi bị chê lãng phí…
- “Vua cà phê” Việt có nguy cơ mất nửa tài sản
- Hơn 410 tỷ đồng xây dựng Khu đô thị Dệt may Nam Định
- Đã 2 ngày trôi qua, nữ sinh mất tích sau buổi tập văn nghệ vẫn chưa về nhà
- Đầu bếp đầu tiên mang phở ra Trường Sa
- Hai vợ chồng ở Nam Định trộm cắp trên cao tốc bị bắt: Quê nhà sốc khi biết tin
- Ngân sách Nam Định suýt mất oan gần 350 triệu đồng
- Tên trộm “ngáo đá”, leo lên nóc bệnh viện đòi tự tử
- “Ngáo đá”, con trai sát hại cha mẹ trong đêm rúng động Nam Định
- Ông Phan Văn Vĩnh bệnh nặng nhưng vẫn viết đơn xin… hầu tòa
- Nam Định: Ô tô bị tàu hỏa đâm trực diện, 2 người bị thương
- Hơn 2.000 hộ dân lao đao vì nước sinh hoạt vừa thiếu vừa bẩn
- Nữ giáo viên về hưu bị bắt khi đang vận chuyển 15 bánh heroin
- Nam Trực: Rợn người ô nhiễm làng nghề tái chế nhôm, ruồi, muỗi sinh sôi nảy nở
- Tặng 150 triệu đồng, lội bùn trong vùng lũ, Kỳ Duyên vẫn bị chê ‘làm màu’
- Tất tần tật bí kíp cầm 200 nghìn, tự tin “oanh tạc” ẩm thực Nam Định trong vòng một ngày
- Nam Định: Giáo viên mầm non bị tố cầm tiền xin việc rồi “mất tích”?