Chiều 29/7, ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch tỉnh Nam Định cho biết, ước tính bão số 1 gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Hiện một số nơi vẫn đang mất điện.
Theo báo cáo nhanh công tác trực ban của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, cập nhật mới nhất tình hình thiệt hại sau bão số 1 cho thấy: 1 người mất tích (Thanh Hóa), 4 người chết (Hà Nội, Yên Bái, Nam Định) và 10 người bị thương; 12 tàu cá bị chìm; gần 300.000ha lúa và hoa màu bị hư hại hơn 17.000 cột điện bị gãy đổ, gãy; gần 14.000 gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi, hơn 4.300 nhà bị sập, tốc mái, hư hỏng…
Riêng tỉnh Nam Định, nơi bão đổ bộ trực tiếp, được đánh giá là nơi thiệt hại nặng nề nhất, trong đó có 2 người chết.
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Vị, Chánh văn phòng UBND huyện Xuân Trường xác nhận trên địa bàn xã Xuân Thủy có 2 người tử vong vì đâm vào cột điện đổ.
Hai vụ việc xảy ra liền kề trong sáng 28/7, cùng một vị trí cột điện đổ chắn ngang đường liên xã, do người tham gia giao thông không chú ý quan sát.
Vụ thứ nhất, một người đàn ông ở xã Xuân Hồng trên đường đi mua cá về đâm vào cột điện rồi tử vong khi tới bệnh viện. Vụ tiếp theo là hai bố con chở nhau, sau khi bố đâm xe máy vào cột điện thì cháu bé tử vong tại chỗ, bố được người dân đưa đi cấp cứu.
Liên quan đến sự việc, ông Đinh Đức Thiện, Chủ tịch UBND xã Xuân Thủy cũng xác nhận có vụ việc đau lòng trên.
Ông Thiện cho biết thêm, ở trên địa bàn có rất nhiều cột điện bị đổ gãy do bão số 1. Trong hoàn cảnh trời mưa to, tầm nhìn hạn chế, nếu người đi đường không để ý sẽ rất dễ va phải.
Ninh Bình cũng là địa phương thiệt hại nặng bởi bão số 1. Thống kê cho thấy, hiện vẫn chưa khắc phục được tình trạng mất điện khi hàng loạt cột trung và hạ thế bị gãy đổ.
Ngoài ra, thiệt hại về nông nghiệp rất lớn, các nhà xưởng, máy móc bị nước tràn vào gây hỏng hóc ước tính thiệt hại nhiều tỷ đồng. Bão cũng đã nhấn chìm khuôn viên nhà máy Đạm Ninh Bình, gây mất điện khiến nhà máy này phải dừng hoạt động.
Về nguyên nhân, ông Nguyễn Xuân Hải – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Ninh Bình cho rằng, thiệt hại trên là do dự báo không chính xác, các thông tin truyền tải đến người dân không đúng với thực tế cơn bão, thông tin trên báo Tiền phong.
Cũng trên báo này, ông Hải dẫn chứng, thông tin dự báo trên truyền hình, Ninh Bình là địa bàn bị ảnh hưởng và bão chỉ giật cấp 7 cấp 8, trong khi đó thực tế tâm bão lại đổ bộ vào Ninh Bình với tốc độ rất nhanh, gió giật cấp 11, cấp 12, thậm chí có lúc lên tới cấp 13.
‘Việc thông tin dự báo không chính xác đã đến tình trạng người dân không chuẩn bị ứng phó đúng với ảnh hưởng của cơn bão dẫn tới nhiều thiệt hại.
Trong khi đó, thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới và có khả năng mạnh lên thành bão hướng vào biển Đông.
Nhị Tiến – Bảo Anh – vietnamnet.vn
- Gia cảnh khốn khó của nam nhân viên bị khách đâm tử vong ở Nam Định: ‘Đêm nào con cũng thức đợi bố đi làm về!’
- Nam Định cấm tàu thuyền ra khơi từ 13h ngày hôm nay
- Tin bão khẩn cấp: Bão số 1 cách Nam Định 150km
- Bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định
- Thêm hàng chục công nhân công ty da giày Nam Định nhập viện
- BV đa khoa tỉnh Nam Định bao che cho sai phạm của bác sĩ?
- Lạ miệng với nem nắm Nam Định ở Hà Nội
- Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo (Nam Định) được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt
- Tin tức mới nhất vụ vỡ nợ khoảng 50 tỷ đồng ở Nam Định
- Chàng trai Nam Định làm giàu từ muối
- Thông tin chính thức vụ cô giáo dùng dây cột bé trai 4 tuổi vào cửa sổ
- Giao Thủy: Vùng quê đáng sống
- Nam Định: Dính phốt khoe “của quý”, một đối tác đã hủy hợp đồng với “chủ nhân” trạm BOT Mỹ Lộc
- Nghi án chủ hụi vỡ nợ ở Nam Định: Gần trăm người ngồi trên đống lửa
- Lịch cắt điện ở Nam Định từ ngày 17/9 đến 20/9