Trường Mầm non B Trực Đại (xã Trực Đại, huyện Trực Ninh) đã bố trí giáo viên riêng để chăm sóc bé trai tự kỷ bị cô giáo buộc vào cửa sổ.
Trả lời Zing.vn ngày 7/12, ông Đặng Xuân Hữu – Trưởng phòng GD&ĐT Trực Ninh, Nam Định, thông tin một giáo viên có kỹ năng về chăm sóc trẻ tự kỷ được giao nhiệm vụ chăm sóc riêng bé P. đến ngày 10/12, sau khi em bị cô giáo ở trường Mầm non B Trực Đại buộc vào cửa sổ.
10/12 cũng là thời điểm P. được gia đình cho đi khám và điều trị định kỳ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả khám gần đây nhất, P. bị tăng hoạt động, xung động, rối loạn hành vi, có biểu hiện khó tiếp thu, chống đối.

Cháu P. bị giáo viên buộc dây vào cửa sổ. Ảnh: PHCC.
Theo ông Hữu, P. không thể hòa nhập hoàn toàn tại trường công lập mà phải được điều trị, chăm sóc tại trường chuyên biệt. Vì vậy, sau lần khám tới, dưới sự tư vấn của các bên, gia đình sẽ chọn phương án tốt nhất cho P.
Vừa qua, đại diện Bộ GD&ĐT, Cục Bảo vệ Chăm sóc và Quyền trẻ em Việt Nam đã làm việc với ngành giáo dục địa phương, thăm hỏi gia đình P., cùng tư vấn, hỗ trợ, tìm giải pháp. Ngành Lao động Thương binh và Xã hội đang xác minh, hoàn tất hồ sơ để cháu được hưởng các chế độ ưu tiên, đồng thời xác định rõ tình trạng bệnh để có phương án hỗ trợ.
Theo ông Hữu, bà nội, đồng thời là người giám hộ của P., mong muốn cháu được khám và tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chứ chưa muốn cho học trường chuyên biệt. Vì vậy, địa phương mới dừng lại ở việc thông tin, tư vấn.
Hai giáo viên buộc cháu P. vào cửa sổ đã đi làm sau hai ngày nghỉ dạy. Sắp tới, hội đồng kỷ luật tiếp tục kiểm tra, xác minh lại sự việc, sau đó xin ý kiến để có biện pháp xử lý giáo viên phù hợp.
Đồng thời, phòng GD&ĐT chỉ đạo nhà trường ổn định tâm lý, tiếp tục hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn cho học sinh cả về thể chất và tinh thần.
Trước đó, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Mầm non, Bộ GD&ĐT, cho hay trường cần rút kinh nghiệm, việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật phải là trách nhiệm của toàn xã hội, chứ không của riêng trường.
Trẻ bị đa khuyết tật như em P., gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường cần phối hợp chính quyền, nhà chuyên môn để có biện pháp phù hợp, không giao nhiệm vụ bất khả thi cho giáo viên.
Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo Sở GD&ĐT Nam Định phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội có giải pháp hỗ trợ để bé được chăm sóc, giáo dục phù hợp.
Ngày 29/11, hình ảnh bé trai bị buộc vào cửa sổ lan truyền trên mạng xã hội. Sau đó, vụ việc được xác định xảy ra tại Trường Mầm non B Trực Đại.
Theo tường trình của hai cô giáo, cháu P. bị rối loạn phổ tự kỷ, câm điếc, có biểu hiện giẫm, cắn vào người. Lúc cháu tăng động, cô đã buộc vào như vậy để giữ an toàn cho em và học sinh khác.
Theo (news.zing.vn)
- Tết về trên vườn cây cảnh Thành Nam
- Ẩm thực mẹt quán giữa lòng Thành Nam
- Xôn xao đại gia chi 5 tỷ mua cây sanh nguồn gốc Nam Định nổi tiếng bậc nhất Việt Nam
- Tìm hiểu hương vị bánh cuốn làng kênh Nam Định
- Nam Định: Thầy giáo tâm huyết bật đèn flash giảng bài, cầm thước kẻ ra sân đuổi ve để học sinh yên tĩnh ôn thi
- Đám cưới quê hoành tráng với mâm cỗ chỉ 2,6 triệu đồng 16 món khiến dân mạng xuýt xoa
- Những doanh nhân Nam Định trong bảng xếp hạng người giàu nhất Việt Nam
-
Nam Định: Hơn 720 em nhỏ được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí
-
Lễ Khai Trương Phòng Khám Sản Phụ Khoa Tâm An Nam Định
-
Hoa gạo Thành Nam
-
Học sinh Nam Định làm clip kỷ yếu gay cấn như phim hành động
-
Một phụ nữ bị hàng xóm đâm vì tưới cây bằng phân xanh
-
Cận cảnh hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ
-
Cầu Đò Quan Nam Định trở thành nơi tự tử từ khi nào ?
-
Về Nam Định ăn phở 5 nghìn
-
Video toàn cảnh Hải Hậu qua Flycam (2/9/2016)
-
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các đơn vị sự nghiệp – ghi nhận tại Nam Định
-
Lời kể của nam thanh niên bị hai kẻ bịt mặt chém đứt gân chân, tay
-
Clip – Hình sự đặc nhiệm và hiệp sĩ bắt nóng tội phạm quê Nam Định trên phố
-
Bảo tàng Nam Định ‘mở chợ’ cổ vật
-
Sự thật hai người phụ nữ bị dân vây đánh vì nghi bắt cóc trẻ em ở Nam Định
-
Tìm hiểu món bún chả Nam Định – Món ăn phục vụ người dân Thành Nam từ thế kỷ XIX đến nay.