Cầu Thịnh Long có chiều dài 2,36 km tính cả đường dẫn, được thi công theo công nghệ bê tông đúc hẫng gồm 18 trụ với vận tốc thiết kế 80 km/h.

Sau hơn 2 năm thi công, cầu Thịnh Long trên địa bàn tỉnh Nam Định sẽ được Ban quản lý dự án Thăng Long tổ chức khánh thành vào ngày 28/5.

Đây là công trình tiêu biểu trên địa bàn tỉnh trong năm 2020 với vai trò kết nối 2 huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu, đồng thời kết nối tuyến đường từ trung tâm TP Nam Định ra khu du lịch biển Thịnh Long.

Dự án này Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT) làm đại diện chủ đầu tư. Khởi công từ tháng 1/2018, công trình có tổng mức đầu tư 1.158 tỷ đồng, gồm vốn vay từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) hơn 970 tỷ đồng và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam gần 188 tỷ đồng.

Cầu Thịnh Long bắc qua sông Ninh Cơ với chiều dài cầu 988 m, tính cả đường dẫn là 2,36 km. Cầu được thi công theo công nghệ bê tông đúc hẫng với 18 trụ, 300 m dầm hộp liên tục và 600 m dầm super T. Mặt cầu rộng 12 m với 2 làn xe cơ giới và 2 làn thô sơ. Vận tốc thiết kế 80 km/h.
Ông Phạm Văn Kiên (Tổng giám đốc Công ty CP cầu đường Long Biên – nhà thầu xây lắp) cho biết với đặc thù gần cửa biển, cầu Thịnh Long được thiết kế nhịp giữa dài 130 m, tĩnh không 15 m để đảm bảo cho tàu lớn đi qua.

Ở mỗi đầu cầu sẽ có 1 nút giao. Nút giao phía Nghĩa Hưng đấu nối vào tỉnh lộ 490c trong khi nút giao phía Hải Hậu nối vào quốc lộ 21.

Sau 2 tháng trì hoãn vì dịch bệnh Covid-19, cầu Thịnh Long đã ấn định ngày khánh thành là 28/5. Tính từ khi khởi công là tháng 1/2018, cây cầu mất hơn 2 năm để hoàn thành.

Trên công trường, các công nhân đang thực hiện các bước cuối cùng là sơn thành cầu và lắp đặt hộ lan.

Sau khi cây cầu được khánh thành, hành trình từ TP Nam Định đi bãi biển Thịnh Long sẽ giảm được 14 km so với đi quốc lộ 21.

Sự kiện khánh thành cầu Thịnh Long cũng sẽ chấm dứt thói quen đi phà hàng chục năm qua của người dân 2 bờ sông. Hai bến phà đang hoạt động gần chân cầu là Thịnh Long và Phú Lễ dự kiến sẽ dừng hoạt động ngay sau ngày khánh thành cầu.

Tròn 30 năm lái phà qua sông Ninh Cơ, ông Nguyễn Văn Thi (60 tuổi, trú tại huyện Nghĩa Hưng) cho biết mình sắp “thất nghiệp”. Người lái phà không buồn bã vì đã xác định tư tưởng từ khi biết có dự án xây cầu. Trái lại, ông tỏ ra hân hoan vì từ nay người dân 2 bờ sông Ninh Cơ bớt đi nhiều vất vả. Ông Thi cho biết nghỉ việc lái phà sẽ trở về địa phương để giúp việc cho nhà thờ.
- Nam Định: Cầu ngói chợ Thượng
- Ý Yên: 2 NẤM MỘ, 3 MẠNG NGƯỜI – Thảm kịch trong một buổi chiều định mệnh
- Hải Hậu gìn giữ tinh hoa văn hoá trong các làng nghề truyền thống
- Nhà thờ Giáo xứ Cát Xuyên – Xuân Trường Nam Định
- Nam Định: Sản xuất cá Koi giống, thu lãi 300 triệu đồng/năm
- 9X Nam Định xinh đẹp, “vừa làm vừa chơi” vẫn sống sung túc từ nghề mẫu ảnh!
- Hải Hậu: Bèo bọt hạt muối không nuôi nổi diêm dân
-
Ẩm Thực Nam Định qua mấy vần thơ
-
Cặp đôi tổ chức tiệc cưới tiền tỉ, rước dâu bằng máy bay
-
Bánh cuốn làng Kênh Nam Định chỉ nghe tên là lên cơn thèm
-
Nếp cái Quần Liêu, tám xoan Xuân Đài
-
Ô tô biển Nam Định đi lùi trên cao tốc Hà Nội- Hải Phòng suýt gây tai nạn thảm khốc
-
Bảo tàng đồng quê – Nơi lưu giữ hồn quê Bắc bộ
-
Nam Định: Nghi án chồng thiêu sống vợ rồi uống thuốc trừ sâu tự vẫn
-
Lạ miệng với nem nắm Nam Định ở Hà Nội
-
Nổ xe tại Berlin – khủng bố hay tai nạn ?
-
Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai công tác ứng phó với bão số 7 (bão Sarika)
-
Nam sinh viên đâm thấu ngực bạn vì nghi lấy điện thoại
-
Đặc sắc 2 di tích từ đường dòng họ ở Giao Thủy
-
Nam Định: Chủ hụi ôm vàng bỏ trốn, cụ bà “gần đất xa trời” trắng tay
-
Nam Định gấp rút tiến hành các biện pháp nhằm hạn chế dịch tả lợn châu Phi
-
Du lịch Quất Lâm không còn dịch vụ “nhạy cảm”?