Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1 gồm 2 phần và 6 câu hỏi. Trong đó câu nghị luận văn học chiếm 5 điểm rơi vào tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh..
Đề thi:

Ðề тһɪ Тốт пɡһɪệρ ТʜРТ ɴɡữ 𝖵äп пäᴍ 2021
Gợi ý giải:
Phần đọc hiểu:
Câu 1:
– Sự ra đời của dòng sông, theo đoạn trích: Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.
Câu 2:
– Theo đoạn trích, món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là những vùng châu thổ màu mỡ – những vùng nông nghiệp vĩ đại.
Câu 3:
Câu văn trên ẩn dụ về dòng chảy của nước và cuộc đời của mỗi con người:
– Dòng chảy của nước luôn luôn vận động, không ngừng nghỉ và chứng kiến tất cả những hoạt động diễn ra thường ngày của con người.
– Dòng chảy của nước chính là ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người. Cuộc đời mỗi con người cũng trải qua những giai đoạn sinh – lão – bệnh – tử, chứng kiến tất cả những hỉ nộ ái ố, những khía cạnh khác nhau của cuộc đời với nhiều trạng thái và cung bậc khác nhau.
Câu 4:
Bài học về lẽ sống mà văn bản muốn gửi gắm qua hành trình từ sông ra biển của nước:
– Cuộc đời mỗi con người là hữu hạn, hãy sống thật ý nghĩa. Để giống như dòng chảy kia, khi vừa sinh ra, chúng ta chỉ là những giọt nước nhỏ bé được trào lên từ những kẽ hở trên mặt đất nhưng khi cuối đời, ta đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, góp phần làm nên những vùng nông nghiệp vĩ đại.
– Cuộc sống chứa đựng muôn vàn thử thách và khó khăn, hãy mạnh mẽ như dòng chảy để có thể xuyên qua núi hay thậm chí tạo thành mororj
Phần làm văn:
Câu 1:
Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết phải biết sống cống hiến
Giải thích vấn đề:
Phân tích vấn đề:
Khái niệm cống hiến: là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng và trí tuệ của mình để đóng góp cho lợi ích chung của xã hội
Sống cống hiến là không màng đến lợi ích cá nhân mà làm hết mình vì lợi ích chung, vì sự phát triển của một tập thể, một cộng đồng…
Cống hiến là một trong những đức tính và phẩm chất tốt đẹp của con người.
Cống hiến ngay từ những gì nhỏ bé nhất: ta có kiến thức – ta vận dụng kiến thức để phát minh, sáng tạo, cho sự nghiệp trồng người; ta có cơ bắp – ta lao động để tạo ra của cải vật chất
Câu 2:
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Bà được xem là một trong những người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam từ sau 1945. Đó là tình yêu vừa nồng nàn, sôi, say đắm, vừa tha thiết dịu dàng, vừa giàu trực cảm, lại lắng sâu trải nghiệm những suy tư.
– Giới thiệu tác phẩm: “sóng” là tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968. Tác phẩm đã thể hiện khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá. Cảm xúc thơ do vậy vừa sôi nổi mãnh liệt, vừa gợi tới chiều sâu của sự triết lí.
– Giới thiệu luận đề: Cảm xúc về đoạn trích. Nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
2. Thân bài:
Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Sóng” thuộc giới hạn từ khổ thơ thứ 3 đến khổ thơ thứ 5. Đoạn trích nói đến khát vọng tự nhận thức và nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ.
Cảm nhận đoạn trích:
* Khát vọng tự nhận thức của người con gái trong tình yêu (Khổ 3 và khổ 4)
Hình tượng “sóng” diễn tả bản chất của tình yêu – sự bí ẩn không thể lý giải được của tình yêu:
Trước muôn trùng sóng bể
…..
Khi nào ta yêu nhau
– Sự đối lập “em” >< “muôn trùng sóng bể” là sự đối lập giữa cái nhỏ bé, hữu hạn với cái vô biên, rộng lớn của vũ trụ -> Làm thức dậy những suy tư, trăn trở.
– “Em nghĩ” hai tiếng ấy lặp lại như là sự khám phá, tìm tòi.
+ Về biển lớn: “Từ nơi nào sóng lên?” -> Trả lời: “Sóng bắt đầu từ gió”
+ Về anh, em: “Khi nào ta yêu nhau?” -> Trả lời “Em cũng không biết nữa”
=> Hai câu hỏi đan cài vào nhau, nhập hòa vào một. Chúng ta có thể lý giải được cội nguồn của sóng, của gió nhưng không thể nào cắt nghĩa, lý giải được nguồn cội của tình yêu. Nó lạ lùng bí ẩn nhưng cũng rất tự nhiên. Sức hấp dẫn của tình yêu chính là ở chỗ đó.
* Nỗi nhớ trong tình yêu (Khổ 5)
Hình tượng “sóng” diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu:
Con sóng dưới lòng sâu
….
Dù muôn vời cách trở
– Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người, ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. Em đã hóa thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức.
– Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.
Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
– Vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh chính là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ khi yêu được thể hiện một cách dịu dàng, đằm thắm.
– Bài thơ Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện nét nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Tình yêu được thể hiện trong bài thơ vừa mạnh mẽ, nồng nàn lại vừa dịu dàng, sâu lắng, chính nó đã làm nên vẻ đẹp nữ tính trong hình tượng sóng.
– Tình yêu đó còn chan chứa sự trăn trở, suy tư của người con gái khi yêu. Những băn khoăn, âu lo được Xuân Quỳnh thể hiện vô cùng mềm mại, nữ tính qua những câu hỏi như: Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau.
– Tính nữ đó còn được thể hiện một cách bình thường, dung dị qua khao khát hạnh phúc đời thường – khao khát thường trực thể hiện trong thơ Xuân Quỳnh. Đó là nỗi nhớ da diết, cháy bỏng, “cả trong mơ còn thức” của người con gái khi yêu. Là tình yêu mãnh liệt, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, sóng gió. Đó còn là khát khao tận hiến, khát vọng được hóa thân, được hòa nhập vào biển lớn tình yêu.
=> Bài thơ Sóng chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm cho thấy vẻ đẹp tâm hồn cũng như tấm lòng trắc ẩn của người phụ nữ khi yêu.
- Cô gái quê Nam Định sở hữu vòng eo 58cm đang khiến dân mạng ‘phát sốt’
- [Thơ] về Gái Thành Nam
- Nam Định: Vô tình ném vỏ khế… ‘ăn’ ngay cuốc xẻng
- Vòng eo tuyệt mỹ của 9X Nam Định được báo TQ khen ngợi
- Cô bé 3 tuổi cực đáng yêu qua ống kính của bố
- Tâm sự của một cô gái từng chạy đuổi theo tình yêu: Hãy yêu và lấy một chàng trai Nam Định làm chồng
- Chiêm ngưỡng tượng Phật bằng đồng 150 tấn lớn nhất Việt Nam
-
Quất Lâm ngập rác “Việc này là quá tầm của Ban Quản lý”
-
Vụ nữ sinh mang bầu nhảy cầu tự tử sau khi cãi vã với bạn trai: Nạn nhân mắc bệnh về não
-
Nước mắm Giao Châu
-
Công an lên tiếng vụ tài xế và phụ xe khách bị bắn trọng thương
-
Xây dựng Khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử – văn hóa thời Trần
-
Nam Định: Xe tải mất lái tông vào xe đầu kéo, 1 người tử vong
-
Đại An (Vụ Bản) – vùng đất đậm đặc các di sản văn hóa
-
Lối sống của người Nam Định
-
Bình minh trên biển Quất Lâm, Nam Định
-
Nam Định: Bỏ nghề lương cao… lên nóc nhà bán cá gác bếp
-
Nỗi cay đắng của nữ phạm nhân buôn ma túy…
-
Công tác giáo dục thể chất ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
-
Nam Định: Dân kiên quyết yêu cầu Công ty đốt dầu phải di dời
-
Làng Hành Thiện – 1 ngôi làng “cổ tích”
-
Người nuôi trồng thủy sản Nam Định ‘trắng tay’