Ngoài chế biến muối công nghiệp, bà Trần Thị Bình còn tạo ra nhiều sản phẩm khác như muối nhạt, muối mát-xa, dược liệu, muối tiêu, ô-mai.
Bà Trần Thị Bình theo nghề làm muối từ năm 1976. Năm 1993, bà được được bổ nhiệm làm giám đốc một công ty muối tại địa phương.
Gắn bó nhiều năm với nghề, bà hiểu rõ giá trị của hạt muối và nỗi nhọc nhằn của người dân làm nghề. Bà mong muốn tạo ra những hạt muối sạch, đem lại nhiều lợi ích cho người dùng trong nước và nâng tầm giá trị của hạt muối quê hương.
“Trước kia, Nam Định cung ứng khoảng 150.000 – 170.000 tấn muối mỗi năm. Nhưng cách làm thủ công nặng nhọc, giá bán thấp, không cạnh tranh được với muối biển mặn từ vùng miền khác, người dân dần bỏ nghề. Đến nay, cả vùng chỉ cung cấp cho thị trường khoảng 30.000 tấn mỗi năm”, bà Bình chia sẻ.

Bà Trần Thị Bình. Ảnh: Bizmedia.
Từ những bài thuốc dân gian này, bà Bình nhen nhóm ý tưởng nghiên cứu sâu hơn để tìm ra lợi ích khác của hạt muối quê và tạo nên những sản phẩm chuyên dụng. “Mọi người mới chỉ biết đến công dụng của muối ăn mà không biết muối là dược liệu quý của biển, ta chưa thể khai thác hết”, bà nói.
Mất 5 năm nghiên cứu, đến năm 2015, sản phẩm muối nhạt đầu tiên mang thương hiệu Royal mà bà Bình ấp ủ mới được đưa ra thị trường. Muối nhạt có tỷ lệ muối natri thấp hơn 30% muối thường. Muối natri là loại muối được khuyến cáo nên giảm tỷ lệ trong bữa ăn hàng ngày.
Để làm ra muối nhạt, muối thô đưa từ biển về cần đi qua nhiều công đoạn xử lý bằng công nghệ tách muối natri, tăng các loại muối magie, kali, canxi tự nhiên trong suốt 2 ngày. Sản phẩm muối nhạt mà bà Bình sáng tạo được đóng gói nhỏ 200gr, với giá bán 20.000 đồng.
Bà Bình khẳng định: “So sánh với các loại muối thường, muối nhạt cao cấp hơn, nhưng so với những sản phẩm gia vị dinh dưỡng nội trợ hàng ngày, chúng lại không quá chênh lệch. Đây cũng chính là giá trị mà hạt muối đem lại”.

Người làm muối Nam Định. Ảnh: Bizmedia.
Tổng sản lượng các loại muối cao cấp chỉ khoảng 2.000 tấn mỗi năm. Lượng muối công ty thu mua hiện mới chỉ giải quyết được khoảng 30% sản lượng muối tại địa phương.
Năm 2018, bà Bình giới thiệu thêm các dòng sản phẩm mới là muối tiêu, muối ô-mai ra thị trường, từ đó, nâng giá trị cho hạt muối thô của Nam Định và từng bước thuyết phục thói quen các sản phẩm muối sạch, chất lượng cao của người tiêu dùng.
Theo (vnexpress.net)
- Cuộc sống cần lao của ngư dân trên cửa biển Ba Lạt
- Nhà Thờ Phú Nhai – Vương Cung Thánh Đường
- Độc đáo cây cầu ngói 500 năm tuổi hình rồng bay
- Nam Định, miền quê giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống
- Phở Nam Định: Thượng đế cũng lên thớt
- Quán phở độc nhất vô nhị ở Thành Nam: 13 năm vẫn một giá 5.000 đồng
- Làng “nghề phở”
-
Nhà thờ Giáo xứ Hưng Nhượng – Nam Trực Nam Định
-
Tranh cãi chuyện chiến sĩ cảnh sát sơ cứu CĐV nhí ở Nam Định sai cách: Khoa học lý giải thế nào?
-
Về làng hoa lớn nhất Tỉnh Nam Định
-
Phát hiện ‘kho’ ma túy tổng hợp lớn ở Nam Định
-
Nam Định: Nhập nhèm đất, đá dự phòng sự cố vỡ đê
-
Bắt khẩn cấp thanh niên ngáo đá sát hại cả cha mẹ
-
Tai nạn giao thông nghiêm trọng ở cầu Tân Đệ Nam Định
-
Một thoáng thành Nam
-
Phòng Công Thương huyện ký thay đổi lộ trình xe khách “giúp” cấp trên
-
Về thông tin trụ móng cột điện lẫn đất: Đã có kết quả kiểm tra thực tế
-
Độc đáo chợ nón xã Nghĩa Châu Nam Định
-
Nam Định: Phát hiện cây dọc mùng khổng lồ cao chạm trần nhà, lá che kín cả một chiếc Exciter
-
Mặn mòi mắm tép quê nhà
-
Bắt giữ 10 bánh heroin Khi đang trên đường từ Điện Biên về Nam Định tiêu thụ
-
Nam Định: Một phụ nữ chết thảm dưới bánh xe khách