Về làm thi THPT quốc gia tại Trường THPT Giao Thủy (Nam Định), TS Trần Quang Yên – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) – vô cùng xúc động khi nghe câu chuyện về người làm bảo vệ tại ngôi trường mình làm Phó trưởng điểm thi.

TS Trần Quang Yên (trái ảnh) và bác Việt – bảo vệ Trường THPT Giao Thuy (Nam Định) tại điểm thi.
TS Yên kể: Thời gian rà soát cơ sở vật chất điểm thi, mình vô tình được biết câu chuyện lay động lòng người về tấm lòng bác bảo vệ tên Việt.
Cứ đến 2 tháng gần mùa thi, khi học sinh ôn tập nước rút, bác lại dùng đồng lương ít ỏi phục vụ cơm trưa miễn phí cho các sĩ tử. Liên tục nhiều năm nay, bác đã âm thầm với hành động đẹp này.
Vốn là trường điểm của huyện, học sinh trường THPT Giao Thủy học tốt, ham học nhưng nhiều em gia đình hoàn cảnh khó khăn. Thời gian ôn tập trước kỳ thi, một số học sinh nhà xa ở lại trường để tiện học tiếp ca buổi chiều.
Khoảng 10 năm trước, bác Việt thấy một học sinh đã quá 12 giờ trưa vẫn loanh quanh ở cổng trường. Hỏi ra mới biết, học sinh này được bố cho tiền mua bánh mì ăn trưa, nhưng khi để bánh ở gầm bàn thì bị bạn cầm nhầm ăn mất. Định cố nhịn, nhưng sức trẻ cộng sự vất vả ôn luyện, khó có thể chống chọi được cái đói nên nửa đi, nửa ở.
Bác bảo vệ thấy vậy đã gọi học sinh này lại và chia sẻ phần cơm trưa mình. Từ hôm đó, một, hai rồi nhiều hơn học sinh nghèo ở lại trường được bác Việt gọi vào cùng ăn trưa.

Bác Việt (trái ảnh) – người âm thầm tiếp sức sĩ tại Trường THPT Giao Thủy chục năm qua.
Cứ như vậy, nhiều năm trôi qua, cứ đến mùa ôn thi, bác Việt lại chuẩn bị 2 nồi cơm điện, gạo rau đem từ nhà, thức ăn mua từ đồng lương bảo vệ ít ỏi để phục vụ cơm trưa cho học trò nghèo.
Một nữ sinh có điểm thi cao nhất Trường THPT Giao Thủy năm 2018, khi phát biểu cảm tưởng của mình đã rơi nước mắt nhắc đến những bữa cơm ấm áp tình người của bác bảo vệ. Việc làm bình dị mà cao quý ấy đã tiếp sức cho nhiều thế hệ sĩ tử để có được những kết quả thi ngoài mong đợi.
Đến nay, nhiều học sinh trưởng thành vẫn nhớ về những bữa cơm trưa đặc biệt tại trường ngày ấy và khi trở về nhà đều qua gặp bác bảo vệ ngày nào, nán lại dùng bữa cơm trưa, tìm lại ký ức đẹp tuổi học trò.
“Dù chỉ một thời gian ngắn đi khảo sát để phối hợp tổ chức thi, gặp anh tôi đã cảm nhận được tấm lòng thơm thảo của anh qua câu chuyện với quan điểm cho đi là còn mãi!
Xin cảm ơn anh! Những việc làm bình dị nhưng rất đỗi thân thương mà hiệu quả cho lớp lớp nguồn cung sinh viên cho các trường ĐH, CĐ trên cả nước.
Anh đã viết nên một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Những người như anh đã âm thầm đóng góp vào thành công cho kỳ thi THPT quốc gia tại Nam Định – địa phương luôn có kết quả thi nằm trong top đầu cả nước” – TS Trần Quang Yên chia sẻ cảm xúc.
- Nhà thờ Trái tim: Khi hoang tàn thành chốn rong chơi
- Cô gái “vàng” vật lý đưa phở Nam Định vào bài luận MIT như thế nào?
- Nghĩa Hưng: Lận đận những đứa trẻ mưu sinh trên biển
- Công ty Hưng Thịnh Land hỗ trợ trung tâm cưu mang người già, tàn tật ở Nam Định
- Cuộc sống như trong mơ sau 2 năm lột xác của cô gái Nam Định
- Nhà thờ gỗ không dùng đinh ở Nam Định
- Về lại trường xưa
-
Nhà thờ Giáo họ Long Cù – Nam Trực Nam Định
-
Trời mưa lạnh, chợ Viềng vẫn đông nghịt khách ‘mua may bán rủi’
-
Làng xưa Nam Định – P.2
-
Thông tin mới về vụ thi thể cô gái dưới cống nước ở Nam Định
-
Bắt cặp đôi vờ mua nông sản qua điện thoại để lừa tiền tỉ
-
Bệnh viện đa khoa Hải Hậu: Chúng tôi không sai thì sao nhận lỗi
-
Cưỡng không nổi với 8 đặc sản nức tiếng Nam Định
-
Va chạm giao thông, tài xế ôtô rút dao đâm người đi xe máy
-
Thủy tinh Xối Trì, nơi sinh ra những chiếc cốc uống bia huyền thoại
-
Nam Định: Con trai bán nhà, bố và em gái cưỡng đoạt nhà của người mua?
-
Một một phụ nữ bị lừa tiền sau khi nhầm tưởng hacker là… chồng!
-
Nam Định: Làng có nhiều cha, con cùng là giáo sư
-
Trường Nguyễn Khuyến – Kiến trúc lạ nhất Thành Nam
-
Làng Hành Thiện ngôi làng có 60 giáo sư, phó giáo sư
-
Nam Định: Đào, quất ‘chết yểu’ trước Tết âm lịch