Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc nuôi dạy, hỗ trợ trẻ em khuyết tật ở tỉnh Nam Định, hơn 20 năm qua, Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định đã giúp hàng nghìn trẻ khuyết tật vươn lên hòa nhập cộng đồng
Nằm trong khu phố khá yên tĩnh, Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định từ lâu đã trở thành nơi chắp cánh, nuôi dưỡng ước mơ cho trẻ khuyết tật. Ở đó, những cán bộ, giáo viên đang ngày ngày vượt lên khó khăn để dạy học, điều trị cho trẻ khuyết tật. Có những lớp học đặc biệt, trên bục giảng vẫn có phấn trắng, bảng đen song có lớp chẳng nghe thấy tiếng cô giáo giảng bài mà thay vào đó là những nét chữ được viết to hơn bình thường, những cử chỉ và động tác diễn tả thay cho lời nói. Ngồi phía dưới là những khuôn mặt ngơ ngác và cả những cô cậu luôn tay luôn chân bởi mắc chứng bệnh tăng động mất kiểm soát.

Cô giáo Nguyễn Thị Tú dạy ngôn ngữ cho trẻ em mắc hội chứng tự kỷ.
Cô Tú chia sẻ, mỗi em đến trung tâm là một cảnh đời, bị một căn bệnh và biểu hiện khác nhau. Vì vậy, hàng ngày ngoài điều trị và dạy ngôn ngữ, các cô giáo còn chăm lo từ việc vệ sinh cá nhân đến ăn ngủ của các em. Phải nói nhiều, phát âm lớn để các em nghe và học theo, cố gắng không để các em bị tổn thương. “Khó khăn trong nghề nhiều lắm nhưng với giáo viên dạy trẻ khuyết tật, âm thanh đầu tiên các em bật lên là động lực mạnh mẽ giúp các cô vững bước. Chứng kiến cảnh một người mẹ bật khóc sau một thời gian gặp lại, được nghe con cất tiếng gọi mẹ ơi, mọi nỗi nhọc nhằn của cô giáo ở trung tâm dường như tan biến”, cô Tú phấn khởi kể lại.

Lớp học của các em khuyết tật trí tuệ.
Sau hơn 2 năm làm việc tại đây, cô Lan cho rằng, với đặc thù của đối tượng học, mỗi giáo viên không chỉ cần kiến thức và kinh nghiệm mà còn cần có tình yêu trẻ sâu sắc. Dạy các em tuy vất vả hơn nhưng chính các em cũng là những người giúp cho giáo viên kiên nhẫn hơn. Các em khuyết tật nhận thức kém hơn so với các em nhỏ bình thường nên người dạy cần bình tĩnh, không nóng vội. Giáo viên phải vừa là người chị, vừa là bạn để dần đưa các em thoát khỏi mặc cảm, giúp các em tự tin chia sẻ, sống cởi mở và hòa nhập.
Phụ trách nhóm lớp các em câm điếc, cô Lan thường xuyên tìm tòi những phương pháp mới, tự làm đồ dùng giảng dạy, đồ dùng học tập, truyền đạt từng cử chỉ, lời nói của mình đến mỗi em. Để khích lệ sự cố gắng của các em, ngoài giờ học, cô dành thời gian lắng nghe từng âm thanh chưa rõ, giúp các em giao tiếp, dạy các em múa hát, tăng khả năng linh hoạt của các em nhỏ vốn rất rụt rè, mặc cảm.
Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em mắc các chứng khuyết tật vận động, khuyết tật trí tuệ như mắc hội chứng tự kỷ, hội chứng down, trẻ rối nhiễu trí tuệ, câm điếc trên mọi miền đất nước đến chữa trị. Sau khi tiếp nhận các em mắc các bệnh khuyết tật trí tuệ, trung tâm tiến hành theo dõi đặc điểm từng em và tùy vào mức độ bệnh, các em được chia thành 6 lớp học khác nhau. Các em mắc hội chứng tự kỷ, rối nhiễu trí tuệ, trầm cảm được phân vào lớp học đặc biệt “một cô – một trò”. Các em mắc bệnh thiểu năng trí tuệ, câm điếc, bệnh down được chia vào các lớp giáo dục chuyên biệt, mỗi lớp từ 5 – 7 em.

Lớp học của các em nhỏ câm điếc tại Trung tâm.
Bà Lê Thị Hòa lần thứ hai đưa cháu Hải Linh (9 tuổi) từ quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh ra trung tâm để điều trị, cho biết, khi cháu 3 tuổi gia đình bà phát hiện cháu bị tự kỷ và đã nhiều lần đưa cháu đi điều trị tại các trung tâm, bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng tình hình không được cải thiện, sau đó gia đình đưa cháu tới Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định. Qua 3 tháng được điều trị, cháu Hải Linh đã có thể gọi tên mọi người trong gia đình, đọc bảng chữ cái và đang tập đếm.
Đối với các em câm điếc bẩm sinh, thông qua cách truyền đạt bằng cử chỉ, lời nói, các cô giáo ở trung tâm giúp các em nhận biết ngôn ngữ, sự vật, hiện tượng; đồng thời, thông qua các khóa đào tạo dạy nghề, trung tâm hỗ trợ các em khuyết tật vận động nhẹ, các em câm điếc học nghề may, thêu, cắm hoa giấy. Nhiều em sau khi được điều trị bệnh, hỗ trợ học tập tại trung tâm đã có thể lao động và xây dựng gia đình riêng.

Châm cứu cho trẻ em khuyết tật trí tuệ.
Hàng năm, trung tâm tổ chức cho các giáo viên học tập kinh nghiệm chữa trị trẻ em mắc các bệnh khuyết tật trí tuệ ở các trường đại học, các trung tâm cứu trợ trên cả nước. Với mục tiêu cứu trợ , giúp đỡ ngày càng nhiều trẻ khuyết tật, trung tâm đã đầu tư các phòng châm cứu, thủy châm và tập huấn kỹ thuật châm cứu cho các cán bộ giáo viên, đồng thời hỗ trợ gia đình các em về điều trị nội trú, tạo tạo cảm giác thoải mái và yên tâm chữa trị, giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng.
Bài & ảnh: Nguyễn Lành (TTXVN)
- Giao Thủy: Chương trình hỗ trợ nông dân thoát nghèo: Cần câu cơm
- Đất Thành Nam
- Kỳ Duyên hối hận vì vô tư, tiếp tục sống ‘giấu mình’
- Về nhà người yêu quê Nam Định chơi và cái kết bất ngờ…
- Đến nhà người yêu chơi, ‘tiểu thư nông thôn’ bị cả huyện người soi mói chuyện ăn cơm bằng thìa, rửa bát dùng găng tay
- Nam Định: Trải lòng của cụ ông gần 30 năm đạp xe bán báo dạo
- Cuộc sống cần lao của ngư dân trên cửa biển Ba Lạt
-
Hải Hậu: Bi kịch đến từ bạo lực gia đình
-
Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định
-
Củ chuối, những món ngon
-
Dừng đèn đỏ, nam thanh niên quê Nam Định bị xe khách đâm tử vong
-
Lễ hội hoa cây cảnh Vị Khê góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
-
Nữ sinh lớp 8 ‘mất tích’ khi đi học, xuất hiện thông tin đáng lo ngại
-
Bóc gỡ các đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
-
Cháy quán karaoke ở Quất Lâm – Nam Định, nhiều người bỏ chạy thoát thân
-
Trực Ninh: Bi kịch người phụ nữ ‘tố’ bị em ruột bạo hành, phải sống ở chợ
-
Vụ cháu bé 20 ngày tuổi bị sát hại: Người xem bói cho bà Phạm Thị Xuân nói gì?
-
Cháy rụi kho hàng tại Cụm công nghiệp Cổ Lễ, Nam Định
-
Nam Định: Cố vượt ngang đường sắt, xe hoa 12 chỗ bị tàu đâm
-
Người phát hiện bé trai bị bỏ rơi ở Nam Định là cặp vợ chồng hiếm muộn
-
Chùa Vọng Cung – Nam Định
-
Làng nghề hoa lụa Báo Đáp