Từ những kiến thức về ngành trồng nấm mà mình tự học được, chị Nguyễn Thị Huệ (35 tuổi, xóm Sơn Đông, xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã xây dựng thành công mô hình trồng nấm sạch và đem lại nguồn thu nhập lên tới hơn nửa tỷ đồng.
Nhanh nhẹn, hoạt bát, ham học hỏi … đó là những cảm nhận đầu tiên của phóng viên khi mới tiếp xúc với chị Huệ. Vừa dẫn phóng viên đi thăm quan mô hình trồng nấm sạch của gia đình mình, chị vừa kể lại câu chuyện mình bén duyên với nghề trồng nấm.
Sau nhiều lần tìm hiểu, thấy loại nấm bào ngư khá dễ trồng, đầu ra ổn định và nguồn nguyên liệu để trồng cũng khá đơn giản, chủ yếu là rơm rạ, mùn cưa…Đây là 2 loại nguyên liệu khá dễ kiếm, dễ tìm, chi phí thấp…, sau khi bàn đi tính lại chị Huệ quyết định khởi nghiệp với loại nấm này.
Đầu năm 2011, chị đầu tư hơn 800 triệu xây dựng hàng trăm mét vuông nhà xưởng, gần 1.000m2 nhà trồng nấm và các thiết bị máy móc phục vụ cho việc trồng nấm…
Do được đầu tư bài bản và nắm vững được kỹ thuật trồng nấm bào ngư nên ngay năm đầu tiên khởi nghiệp nấm phát triển khá tốt, sau khi trừ hết chi phí gia đình chị Huệ thu về hàng trăm triệu đồng.
“Ngày mới bắt tay vào trồng nấm cũng lo nghĩ nhiều lắm, chưa biết có thành công không mà đã đầu tư mất gần 1 tỷ đồng!?. Lúc nào tôi cũng trong tình trạng lo lắng, ăn ngủ không yên và đến khi được thu hoạch những cây nấm đầu tiên mới thoát khỏi lo âu” chị Huệ nhớ lại.
Nhận thấy nấm bào ngư dễ trồng và cho hiệu quả cao, chị Huệ tiếp tục mở rộng quy mô trang trại. Sau hơn 7 năm lăn lội với nghề trồng nấm, đến nay quy mô trồng nấm thương phẩm của gia đình chị Huệ đã lên tới 2.000m2, trong đó nhà nuôi trồng rộng hơn 1.500m2 và gần 500m2 nhà xưởng.
Với diện tích nhà nuôi trồng trên, trung bình mỗi tháng gia đình chị Huệ xuất ra thị trường từ 5-6 tấn nấm bào ngư, được bán với giá trên dưới 25.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm gia đình chị Huệ còn lãi hơn 500 triệu đồng.
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Dân Việt, chị Huệ cho biết, hiện nhà chị đang trồng 2 loại nấm bào ngư là trắng và xám. Nhìn chung đây là 2 loại nấm khá dễ trồng và có thể trồng được quanh năm.
Cũng theo chị Huệ, vào năm 2016, cơ sở sản xuất nấm của gia đình chị đươc cấp giấy chứng nhận sản xuất nấm sạch nên đầu ra tương đối ổn định. Đầu ra không phải lo nghĩ gì nhiều,có bao nhiêu nấm cũng có người về tận nơi thu mua hết.
Nói thêm về cây nấm bào ngư, chị Huệ cho hay, đối với loại nấm này thì một năm có thể trồng được 4 lứa, mỗi lứa trong vòng khoảng 3 tháng.
Trung bình sau khi trồng 1 tháng là bắt đầu cho thu hoạch và thu hái liên tục trong vòng 2-3 tháng liền mới phải thay phôi mới. Mỗi bịch phôi trung bình thu được từ 2 – 3 lạng nấm tươi.
Chia sẻ về kỹ thuật trồng nấm bào ngư, chị Huệ cho biết, về kỹ thuật trồng nấm mọi người cũng cần lưu ý xây dựng hệ thống lán kín, quạt công nghiệp để chống ruồi, muỗi ký sinh đồng thời giữ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong lán phù hợp bằng cách phun sương và tưới ẩm nền để nấm phát triển tốt nhất, đạt hiệu quả cao.
Theo (dân việt)
- Tìm hiểu hương vị bánh cuốn làng kênh Nam Định
- Hai “cụ” sanh cổ có gì đặc biệt mà được “ngã giá” bằng cả con đường?
- Lục tàu xá Nam Định
- Ca khúc hit “Thật bất ngờ” của Trúc Nhân vào kỷ yếu lớp 12 THPT Mỹ Lộc Nam Định
- Lễ hội truyền thống đền Trần năm 2017
- Tháp Phổ Minh – Ngọn tháp 700 tấn trụ vững ở vùng chiêm trũng
- Bún chả Nam Định
- Nhân viên đường sắt giúp bà bầu sinh con trên tàu
- Triệt phá đường dây buôn ma túy từ Giao Thủy-Nam Định về Hà Nam
- Thâm nhập “thủ phủ” xe tự chế Nam Định
- Người đàn ông tử vong bí ẩn dưới sông, vỡ hộp sọ
- Tập huấn báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu
- Cực hy hữu: Nam bệnh nhân có 100 khối u trong bụng
- Mùa tôm thuyền trứng
- Vụ tai nạn tại Nam Định: Chủ tịch UBND huyện Trực Ninh nói không có công trường cũng sẽ bị tai nạn??
- Bệnh nhân tố suýt “mù mắt” sau phẫu thuật, lãnh đạo Bệnh viện Mắt Trung ương lên tiếng
- Đặc sản Nam Định: Bánh gai Bà Thi
- Thảm hoa mười giờ ven đường quê nông thôn mới, giản đơn nhưng đẹp như tranh vẽ
- Hai ‘hảo hớn’ cầm dao quậy tưng trụ sở công an lãnh án tù
- Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ biển Nam Định-Thanh Hóa, có thể mạnh lên
- Quy trình làm chả cá Hùng Vương, Giao Thủy – Nam Định
- Chùa Keo – quê hương tôi..