Các công ty thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định đã sẵn sàng cho việc lấy nước đổ ải, phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2020 – 2021.
Ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, vụ xuân 2021 toàn tỉnh dự kiến gieo cấy khoảng 72.100ha lúa, giảm 365ha so với vụ xuân năm 2020.
Kế hoạch, gieo mạ trước Tết Nguyên đán, tập trung từ ngày 2 – 5/2/2021; cấy từ ngày 16/2. Phấn đấu hoàn thành trước ngày 25/2.
Nếu thời tiết thuận lợi, ủng hộ thì lúa sẽ trỗ tập trung vào khoảng giữa tháng 5/2021, như thế tránh được rét nàng Bân.
Ông Trần Ngọc Chính, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Nam Định thông tin, theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, dưới tác động của hiện tượng La Nina, thời tiết diễn biến khá phức tạp, không khí lạnh có xu hướng hoạt động sớm. Các đợt rét đậm, rét hại sẽ tập trung vào cuối tháng 12 đến hết tháng 2/2021, đúng vào thời kỳ gieo cấy lúa xuân.
Ngoài ra, dự báo nguồn nước trên các lưu vực sông tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20 – 40% và khả năng mặn sẽ xâm nhập sâu.
“Do vậy, các địa phương cần chủ động, tích cực khắc phục khó khăn, bám sát diễn biến của thời tiết, phấn đấu sản xuất vụ xuân đạt kết quả cao trong mọi tình huống…”, ông Chính nói.
Ông Chính cho biết thêm, vừa qua UBND tỉnh Nam Định đã hỗ trợ hơn 30 máy cấy cho các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, nhằm giúp các địa phương đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đặc biệt là khâu gieo cấy.
Để đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt cho công tác tưới, tiêu nước trên địa bàn tỉnh, ông Trần Đức Việt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định chia sẻ, thời gian qua Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương và các Công ty KTCTTL xây dựng và đẩy nhanh tiến độ làm thủy lợi nội đồng. Phấn đấu trước ngày 10/1/2021 đảm bảo thông thoáng dòng chảy từ các công trình đầu mối đến mặt ruộng…
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT chia sẻ thêm, theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Định, năm nay thủy triều tiếp tục hoạt động mạnh, độ mặn cao và xấp xỉ cao hơn vụ Đông Xuân 2019 – 2020. Do đó, đây là thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Trước tình hình khó khăn như vậy, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương, Công ty KTCTTL tập trung bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thời vụ gieo trồng phù hợp với khả năng nguồn nước; tránh gieo ở những vùng không đảm bảo chủ động về nguồn nước trong cả vụ sản xuất. Bố trí vùng sản xuất cây trồng có khả năng chịu hạn, mặn và nhu cầu dùng nước để thuận tiện cho việc gieo cấy.
Đẩy nhanh tiến độ làm thủy lợi nội đồng, khơi thông dòng chảy, tăng cường nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
Thực hiện tốt việc làm đất, lấy nước theo kế hạch và linh hoạt theo tình hình cụ thể của từng khu vực; chủ động các giải pháp để phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn…
“Nhìn chung đến nay, công tác làm thủy lợi nội đồng của các địa phương và các Công ty tương đối đảm bảo tiến độ, đảm bảo kênh mương thông thoáng; sẵn sàng vận hành công trình, chủ động lấy nước phục vụ làm đất”, ông Việt cho hay.
Phó Giám đốc Công ty TNHH 1TV KTCTTL Hải Hậu Nguyễn Văn Cam chia sẻ, thời gian qua Công ty đã chủ động phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi từ đầu mối đến mặt ruộng; tổ chức nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy để đảm bảo lưu lượng dẫn nước tưới, tiêu. Nhờ vậy, nhiều địa phương đã hoàn thành chiến dịch thủy lợi nội đồng và vượt kế hoạch đề ra.
“Để đảm bảo hiệu quả của các đợt lấy nước, Công ty tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, phổ biến lịch lấy nước trên các phương tiện đại chúng. Đến nay, Công ty đã chuẩn bị cơ bản và sẵn sàng lấy nước đổ ải.
Dự kiến, Công ty phải đảm bảo tưới tiêu trên 12.000ha lúa, hơn 3.000ha hoa màu… cho toàn huyện Hải Hậu và 6 xã miền 3, miền 4 thuộc huyện Trực Ninh”, ông Cam thổ lộ.
Còn ông Ngô Xuân Đằng, Giám đốc Công ty TNHH 1TV KTCTTL Xuân Thủy bộc bạch, Công ty đang quản lý 60 kênh cấp I với tổng chiều dài 244.134m; 772 kênh cấp II với tổng chiều dài 856.452m; 28 trạm bơm; 55 cống qua đê sông, biển; 124 cống trên kênh cấp I; 729 cống, đập trên kênh cấp II. Công ty có nhiệm vụ khai thác nước, phục vụ sản xuất cho hơn 40 xã, thị trấn của 2 huyện Xuân Trường và Giao Thủy.
Ngay từ đầu vụ, đơn vị đã chỉ đạo lực lượng duy tu công trình hư hỏng; đôn đốc các đia phương làm thủy lợi nội đồng. Chuẩn bị các dụng cụ đo thử mặn; lên phương án tưới, tiêu phù hợp với lịch sản xuất… Với tinh thần quyết liệt, đến nay Công ty đã sẵn sàng cho việc lấy nước đổ ải.
Dự kiến trong vụ xuân 2021, hệ thống công trình thủy lợi Nam Định phải đảm bảo tưới tiêu nước cho 72.100ha lúa, 12.200ha rau màu, 15.000ha nuôi trồng thủy sản, 688ha sản xuất muối.
- Nam Trực: Nguyệt quế song thân giá hàng chục cây vàng
- Cô dâu trong đám cưới khủng tại Nam Định nói gì khi bị chê lãng phí…
- Fan nữ Nam Định, Hà Nội tăng sức “nóng” cho SVĐ Thiên Trường
- Tổng Bí thư Trường Chinh – Người con ưu tú của quê hương Nam Định
- Nam Định: Hội chùa Lương
- Nam Định: Từ chối tình cảm trai làng, cô gái trẻ bị sát hại trước ngày cưới
- Nam Định: Sản xuất cá Koi giống, thu lãi 300 triệu đồng/năm
- Độc đáo nghệ thuật kiến trúc Đình Xám (Nam Định)
- Lễ mít tinh hưởng ứng tuần lễ biển và hải đảo tại Nam Định
- Ông chủ đánh đập nhóm nữ phục vụ quán karaoke vì làm thêm giờ
- Bắt giữ 10 bánh heroin Khi đang trên đường từ Điện Biên về Nam Định tiêu thụ
- Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh
- Vay 90 triệu, bị ép viết giấy nợ 300 triệu
- Cô Gái Tự Tử Tại Hồ Truyền Thống Nam Định
- Nam Định: Nhập nhèm đất, đá dự phòng sự cố vỡ đê
- Nam Định: Triệt phá ổ nhóm chuyên cướp tài sản tại các khu công nghiệp
- Thi thể phụ nữ trôi sông mất đầu và một cánh tay
- Làm bánh xíu páo công phu và vất vả
- Nam Trực: Chất thải nguy hại được chôn lấp bất thường
- Nam Định: Nhộn nhịp Hội chợ Xuân Liễu Đề
- Nhà thờ Giáo xứ Cát Xuyên – Xuân Trường Nam Định
- Phá đường dây thuốc lắc “khủng” từ Hải Phòng về Nam Định