Cách Thành phố Nam Định hơn 10 km, làng Báo Đáp thuộc xã Hồng Quang huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là làng duy nhất, lâu đời ở Việt Nam làm đèn ông sao cho trẻ em mỗi độ Trung thu.
Làng Báo Đáp không chỉ được biết đến là làng yêu nghệ thuật với đông đảo những người nông dân học và chơi thành thạo các loại nhac cụ như đàn vi-ô-lông, kèn tây mà đây còn là làng nghề làm ra các sản phẩm nghệ thuật.. Từ những năm 50 – 60 của thế kỷ trước, các loại hoa giấy, hoa nilon, đèn ông sao đã có mặt tại các phiên chợ ở các tỉnh phía bắc từ nông thôn đến thị thành.
Nghề làm đèn ông sao tại địa phương này đã trở thành nghề phụ của cả làng. Vật liệu làm đèn khá đơn giản gồm: tre nứa, giấy bóng kính, và xương cây đay làm cán. Công đoạn để sản xuất một chiếc đèn ông sao hoàn toàn thủ công. Bắt đầu từ sườn khung làm bằng tre nứa cột kẽm lại với nhau, sau đó dán giấy bóng kính lên và sau cùng là công đoạn vẽ.
Từng công đoạn một, dù nhỏ đến đâu cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên trì qua đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Báo Đáp. Để làm ra những chiếc đèn ông sao thật đẹp thì phải ngâm tre từ rất sớm để nan có đủ độ dẻo, khi chống đèn sẽ căng tròn, không bị gãy. Đèn ông sao được chia làm 3 loại: Loại lớn có đường kính 50 cm, loại vừa 40 cm và loại nhỏ 30 cm. Do kích cỡ khác nhau nên khi chẻ nan, những người thợ phải phân loại rõ ràng.
Làng Báo Đáp có nghề nhuộm, nên người dân mua những giấy bóng kính màu trắng về rồi tự tay ngâm, nhuộm giấy thành màu xanh đỏ, vàng quen thuộc. Nan tre dùng để tạo vòng tròn quanh ngôi sao cũng được quấn tua rua giấy nhuộm màu cẩn thận. Giấy bóng màu được cắt thành những cánh sao đều tăm tắp để sẵn thành từng bó.
Người thợ chỉ cần quệt hồ dán lên bộ khung tre thật cẩn thận sao cho vừa khéo mà cánh không bị bong. Đèn sau khi dán, viền cánh xong thì dùng một thanh tre chống căng mặt đèn rồi dựng ở sân phơi cho khô, sau đó mới tháo ra bó thành từng cọc 100 chiếc mang đi bán ở khắp nơi, xuất đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, từ miền xuôi đến miền ngược nhiều nhất là ở Hà Nội,Hải Phòng và thành phố Nam Định.
Khác hẳn với vô số các món đồ chơi trung thu ngoại nhập (chủ yếu là hàng Trung Quốc) màu mè, tràn ngập tại các cửa hàng thì đồ chơi của làng nghề Báo Đáp thực sự có sắc thái riêng, những chiếc đèn ông sao dân giã, có vẻ xoàng xĩnh này dưới ánh trăng đêm rằm trung thu, vẫn trở nên hấp dẫn đến lạ kỳ. Nó được trẻ em cả nước mong chờ để cùng nhau rước đền ông sao trong đêm trung thu, được người nước ngoài yêu thích vì chứa đựng hồn và bản sắc dân tộc Việt.
Dù chỉ nhộn nhịp, tất bật trong khoảng 2 tháng, dù phải đối mặt với sự cạnh tranh nhưng sắc đỏ đèn lồng Báo Đáp vẫn rực rỡ lung linh như minh chứng cho sức sống trường tồn của làng nghề truyền thống./.
- Nam Định: Nữ sinh chỉ kịp chịu tang mẹ nửa ngày muốn học ĐH Ngoại thương
- Mãn nhãn với vườn quất tiền tỷ ở ‘thủ phủ’ cây cảnh miền Bắc
- Đến nhà người yêu chơi, ‘tiểu thư nông thôn’ bị cả huyện người soi mói chuyện ăn cơm bằng thìa, rửa bát dùng găng tay
- Nam Định: Những kiến trúc Pháp còn sót lại …
- Nhiều bút tích của cố Tổng Bí thư Trường Chinh lần đầu được công bố
- Bún Giả Cầy Nam Định
- Quê Hương Nam Định Từ Trên Cao
-
Về Nam Định ăn bánh gai Bà Thi ngon nức tiếng
-
Nam Định: Phát hiện sử dụng tài liệu, 2 thí sinh bị đình chỉ thi
-
Nghĩa Hưng: Vỡ hụi tiền tỷ, chấn động vùng quê ven biển
-
Hôm nay (26/2), khai hội đền Trần (Nam Định) Xuân Mậu Tuất 2018
-
Nam Định: Xác minh một thi thể không đầu dạt vào bờ biển
-
Công an thông tin về vụ 2 kẻ bịt mặt xông vào truy sát chém thanh niên Nam Định
-
Câu cua ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ 22/4 đến 23/4
-
Thi thể cô gái dưới cống nước ở Nam Định: Tìm thấy laptop của nạn nhân trong nhà nghi can
-
Bắt giữ 10 bánh heroin Khi đang trên đường từ Điện Biên về Nam Định tiêu thụ
-
Cá voi dạt vào bờ được đưa lại biển – Nam Định
-
Top 10 Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Nam Định
-
5 món canh dân dã, mát bổ giải nhiệt ngày hè
-
Nam Định: Thanh niên lừa bé gái, nhanh tay trộm Iphone
-
Có hẳn đường dây ‘chạy’ chế độ từ thôn đến tỉnh ở Nam Định (2)