Theo các chuyên gia đông y củ thương lục là củ được sử dụng dụng là cây thuốc nhưng nó lại rất độc và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng.

Ngộ độc vì nhầm “sâm cao ly” với cây thuốc độc
Qua xét nghiệm, nguyên nhân vụ ngộ độc được xác định là do 6 người này đã uống rượu có ngâm củ cây thương lục, trong khi đó kết quả xét nghiệm các loại thực phẩm khác đều âm tính và đạt trong giới hạn cho phép.
Mấy năm gần đây ở các tỉnh trong cả nước nhiều người truyền tai nhau về cây sâm cao ly trồng rất nhanh thu hoạch, mùi như sâm. Và đây không phải lần đầu tiên có người bị ngộ độc loại sâm lạ này.
Trường hợp của anh Nguyễn Trường Cao trú tại Hoàng Mai, Hà Nội bị ngộ độc, đau bụng dữ dội phải vào viện cấp cứu vì ngộ độc. Trong bữa cơm cả gia đình ăn mọi người không ai bị.
Anh Cao chỉ khác là uống hai ly rượu hồng sâm được bạn cho từ mấy tháng trước anh để dành đến hôm mang ra thử thì đau bụng luôn.
Anh Cao được đưa và cấp cứu và bác sĩ nghi ngờ anh bị trúng độc. Khai thác từ người nhà và bản thân anh Cao. Anh bình rượu ngâm sâm đến bệnh viện bác sĩ nghi ngờ có khả năng đây là củ thương lục một loại củ giống sâm mà không phải là sâm.

Hình ảnh củ thương lục.
Gia đình bà Nguyễn Thị Hạnh trú tại Nam Trực, Nam Định được bà con cho giống cây sâm về trồng. Bà Hạnh rất thích, chăm sóc chu đáo và gần 1 năm sau đào sâm lên ngâm rượu để làm thuốc bổ uống.
Bà Hạnh đào được cả rổ củ sâm mang đi rửa sạch sẽ. Nhìn thấy miếng sâm tươi do chính tay mình trồng và chăm sóc, bà Hạnh vô cùng vui sướng và bà giữ lại 1 miếng để dành ăn tươi với mật ong.
Khi lát củ sâm này ra để ngâm mật ong. Bà chỉ lấy đầu lưỡi nhấm thử xem nó có vị gì thì nửa tiếng sau bà nôi ói, tim đập nhanh, khó thở.
Gia đình vội vàng đưa bà đi cấp cứu bác sĩ chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và bà Hạnh cho kể mình dùng thử lát sâm nhà trồng ngoài ra chưa ăn gì khác lạ.
Mang củ sâm của gia đình bà Hạnh đã trồng và thu hoạch đến khoa đông y của Bệnh viện, bác sĩ cho biết đây là củ độc chứ chẳng phải củ sâm gì. Bà Hạnh kể củ này ở quê bà nhiều người trồng để ngâm rượu.

Nhiều người nhầm củ này với củ sâm
Tiến sĩ Phạm Việt Hoang – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết ông từng gặp người mang cả túi củ sâm đến hỏi ông là sâm gì. Vì người đàn ông này mua của một người lạ rao bán củ sâm cao ly trồng ở dãy Tây Trường Sơn với giá 2 triệu đồng. Vì thấy mùi giống sâm nên người đàn ông này mua về thử.
TS Hoàng cho biết khi tìm hiểu ra và có ít lá lưu lại thì bác sĩ đã đoán ngay đây là củ thương lục không phải hồng sâm hay sâm cao ly gì như người ta vẫn nói.
Cách nhận biết để tránh mua phải cây thương lục
Thương lục còn có tên là trưởng bất lão, kim thất nương, tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb. (P. esculenta Van Houtte), là cây mới được di thực vào nước ta mấy thập kỷ gần đây.
Trong nước vốn có sẵn loài thương lục Mỹ (Phytolacca americana L. hay Phytolacca decandra L.), dân gian còn gọi sâm voi vì cây mau lớn, sau 6 – 7 tháng cho củ to bằng cổ tay hình rất giống củ sâm (sự nhầm lẫn chết người từ đây mà ra).
Trên thực tế, thương lục không phải là vị thuốc xa lạ gì đối với Đông y. Trong sách thuốc đầu tiên Thần Nông bản thảo kinh xuất hiện cách đây gần 2.000 năm đã có ghi chép tỉ mỉ về vị thuốc này nhưng xếp nó vào nhóm “hạ phẩm” vì là thuốc có độc.

Cây thương lục
TS Hoàng cho biết, Theo đông y, thương lục có vị đắng, tính lạnh, có độc. Đông y cho rằng cây này có tác dụng thông đại tiểu tiện, tiêu thũng, tác dụng vào kênh tì, bàng quang, trong dân gian chữa tiêu phì, chữa các bệnh ngoài da, xơ gan, viêm thận.
Ngoài ra, trong đông y thương lục là một vị thuốc công hạ (tẩy xổ ) mãnh liệt, có thể gây sảy thai, nên không dùng cho phụ nữ có thai và người già, người tỳ vị hư nhược. Ngay cả người trai trẻ khỏe mạnh mà dùng nhiều và dùng lâu dài thì cũng tổn thương gân cốt và hại thận.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, thương lục có tác dụng giảm ho, bình suyễn, hóa đàm, chống viêm,… Trong củ có một chất độc đắng gọi là phytolaccatoxin, rất nhiều muối kali nitrat, axit oxymyristinic và một chất steroid saponin (chất này có tác dụng diệt tinh trùng); có sách nêu có axit esculentic.
Thương lục có độc nên dùng quá liều trên người gây ngộ độc sau 20 phút đến 3 giờ. Ngộ độc nhẹ thì thân nhiệt tăng, tim đập nhanh, thở mạnh, nôn mửa, đau bụng, tinh thần hoảng hốt, nói lảm nhảm. Ngộ độc nặng thì gây liệt thần kinh, hôn mê, thở khó, huyết áp tụ, tim ngừng đập gây tử vong.
Chính vì những tác dụng phụ kinh hoàng đó. TS Hoàng cho biết người dân không nên nhầm lẫn đáng sợ đó, khi mua các sản phẩm sâm, rễ cây cần hỏi các chuyên gia đông y để nhận biết tránh mua phải cây thương lục. Việc sử dụng thương lục trong điều trị bệnh phải được các bác sĩ đông y kê và hướng dẫn dùng sao cho an toàn.
theo Trí Thức Trẻ
- Đến Nam Định thưởng thức bún sung ấm áp vị đồng quê
- Nữ giảng viên gợi cảm lại gây xôn xao khi tự nhận mình “tồ”
- Top 10 HHVN Tố Như làm lễ ăn hỏi với hotboy trường Cảnh sát quê Nam Định
- Hoa hậu Kỳ Duyên vẫn dành tình cảm cho bạn trai đại gia dù đã chia tay?
- Bình minh trên biển Quất Lâm, Nam Định
- Dư âm ngày 20/11: Ơn Cha nghĩa Thầy ở trường Nguyễn Khuyến – Nam Định với hơn 40 năm lịch sử
- Huyền thoại nhà máy dệt ‘cứ trả lương là cả thành phố chao đảo’
-
Xót thương cựu thanh niên xung phong chết không có nhà, phải quàn thi hài trên hè phố
-
Nhiều người ở Nam Định nhập viện do nghi ngộ độc
-
Phá băng trộm lấy một lúc 7 xe máy trong khu nhà trọ
-
Nam Định: Không khí rộn ràng của làng làm đèn ông sao Báo Đáp
-
Gã thợ hồ “sát gái” gây án tàn độc vì bị từ chối yêu
-
Tử hình tất cả các đối tượng trong vụ án hơn 20 kilogam ma túy
-
Bắt giữ đối tượng người Nam Định vận chuyển gần 2kg ma túy
-
Dự án bệnh viện gần nghìn tỷ ở Nam Định bỏ hoang 7 năm, thành nơi nuôi trâu
-
Bí quyết làm nem nắm Giao Thủy, Nam Định
-
Phát hiện thi thể người đàn ông chết dưới sông ..
-
Độc đáo cá nướng úp thau tại Nam Định
-
Khởi tố hai “hacker” lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng facebook
-
Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Nam Định: Vạch trần nhiều hồ sơ giả
-
Chuyện chưa biết về hành trình truy bắt hung thủ sát hại bạn gái ở chung cư cao cấp
-
Thông tin chính thức vụ cô giáo dùng dây cột bé trai 4 tuổi vào cửa sổ