Xoay quanh chủ đề nhà gái thách cưới nhà trai 100 triệu đồng, không ít cư dân mạng lên tiếng bàn tán về vấn đề này. Bên cạnh những lời “ném đá” cho rằng nhà gái đang thương mại hóa đám cưới thì nhiều người cho rằng “nhà gái thách cưới là có lý của họ”.
Anh Phan Giang chia sẻ: “Thách cưới là một tục lệ có từ xa xưa, nó thể hiện sự môn đăng hộ đối giữa hai gia đình. Ngày nay, xã hội hiện đại, tục lệ này đang dần bị mai một, thay vào đó là sự đề cao tình yêu đôi lứa, đề cao tình cảm và tôn trọng quyết định của giới trẻ”.

Theo anh Phan Giang nhà gái thách cưới cao đôi khi là cách từ chối khéo đám cưới (Ảnh: NVCC).
“Thứ nhất, có thể do cố tình ngăn cản chuyện cưới hỏi của các con nhưng không thành nên nhà gái cố tình thách cưới cao để nhà trai từ bỏ. Thứ hai, cũng có thể là sự thương mại hóa đám cưới, nghĩa là nhà gái có “áp dụng” tính chất kinh doanh lên tình yêu của con trẻ”, anh Phan Giang phân tích.
Cũng theo anh Phan Giang, việc thương mại hóa đám cưới cực kỳ nguy hiểm, bởi đây là việc làm ảnh hưởng tới hạnh phúc sau này của con trẻ sau này.
Dù thế, anh Phan Giang cũng đưa ra lời khuyên cho cư dân mạng: “Khi câu chuyện chưa tỏ tường, cư dân mạng đừng vội ‘ném đá’ gia đình nhà gái. Hãy chờ đợi và lắng nghe cho tới khi câu chuyện được ngã ngũ, hãy đừng vội đưa ra phán xét, bởi đây mới chỉ là chia sẻ ngắn gọn từ một phía mà thôi”.
Còn cây viết trẻ Thanh Xuân thì lại cho rằng, việc thách cưới 100 triệu cũng có cái lý riêng của nhà gái, họ có quyền được thách cưới nhà trai.
“Có thể vì gia đình nhà gái không muốn nhà trai có được con dâu dễ dàng rồi sinh ra sự coi thường nên mới thách cưới cao, ngầm ý: ‘Con gái nhà tôi đắt giá lắm nhé’. Đây cũng là cách thể hiện tình yêu thương với con gái của họ, suy cho cùng, số tiền thách cưới đó rồi cũng sẽ là của hồi môn cho con gái họ mà thôi”, Thanh Xuân chia sẻ.

Cây viết trẻ Thanh Xuân (Ảnh: NVCC).
Còn bạn trẻ Tường Vy (Nam Định) cho rằng, thách cưới được xem là một tục lệ cổ truyền của đám cưới Việt Nam, thể hiện sự môn đăng hộ đối, sự trân trọng muốn có được con dâu từ nhà trai đối với nhà gái. Đồng thời cũng để nhà gái không chịu thiệt thòi khi gả con đi.
Nhưng không vì thế mà đặt tục lệ này lên trên cả sự phù hợp của con trẻ, bởi con gái về nhà chồng có hạnh phúc hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Trong đó, phải kể tình yêu của cô dâu và chú rể chứ không phải là càng thách cưới cao thì cuộc sống sau hôn nhân của hai con sẽ hạnh phúc, con gái về làm dâu sẽ sung sướng. Bởi vậy, khi thách cưới các bậc làm cha làm mẹ cũng nên suy nghĩ thật thấu đáo.
Thế còn bạn? Bạn nghĩ gì về tục thách cưới này?
Theo Thanh Bình( người đưa tin)
- Khoe ảnh bầu to ‘vượt mặt’, ‘cô dâu 200 cây vàng’ ở Nam Định ngày ấy gây bất ngờ về nhan sắc
- Tìm hiểu thành phố Nam Định ‘xưa và nay’
- Cô gái Nam Định xinh đẹp, nhiều tài lẻ
- Chùa Phi Lai Nam Định, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia
- Thực hư chuyện Trạng Lường lấy vợ Trung Quốc
- Nam Định: Hội chùa Lương
- CĐV CLB Nam Định mến Hải Phòng như anh em nhờ mại dâm ở Quất Lâm và Đồ Sơn?!
-
Phương pháp chế biến giò sạch của người dân Nam Định
-
Gần trăm cảnh sát phong tỏa ‘phố châu Phi’ ở Sài Gòn
-
Công đoàn Giáo dục đề nghị không thi hành kỷ luật cô giáo buộc dây vào áo trẻ
-
Nam Định: “Toát mồ hôi” khi đi qua ngã ba “tử thần”
-
Nam Định: Giáo viên bức xúc vì trường mầm non lắp camera trong nhà vệ sinh
-
Trường Nguyễn Khuyến – Kiến trúc lạ nhất Thành Nam
-
Bảo tàng Ðồng quê: Giữ gìn hồn quê một thủa
-
Công ty DV-KD và quản lý chợ Nam Định trả lương sai?
-
Thời tiết mùa đông năm nay có gì bất thường?
-
Nam Định: 6 thuyền viên được cứu sau 2 ngày lênh đênh
-
Cảnh sát đột kích căn hộ của 9X buôn súng điện, bình hơi cay
-
Dự án bệnh viện 800 tỷ tại Nam Định bỏ hoang: Quá đau xót…
-
Nhiều bất thường đằng sau những vụ vỡ nợ tại Nam Định
-
Phân luồng tuyến xe khách: Sở GTVT Thái Bình, Nam Định lên tiếng
-
Nam Định tìm cách phát triển du lịch