Hồi 4 giờ ngày 19.8, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển Hải Phòng-Ninh Bình khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 10-12.

Bão số 3 ảnh hưởng tới Bắc Bộ (Truyền hình VP9)
Vị trí tâm bão hiện tại còn cách Thái Bình – Nam Định chưa tới 150km về phía Đông.
Vùng gió mạnh do bão bị lệch sâu xuống phía nam. Thậm chí khu vực Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nơi nhô ra biển cũng có thể xuất hiện gió mạnh cấp 6, giật cấp 8-9).
Quảng Ninh – Hải Phòng, Thanh Hóa – Nghệ An, một phần Hà Tĩnh sẽ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10.
Ninh Bình có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 11-12.
Thái Bình – Nam Định trong đất liền có gió mạnh cấp 8-9, ven biển cấp 9-10, giật cấp 12-14.
Các tỉnh từ Quảng Ninh – Thanh Hóa cần lưu ý hiện tượng nước dâng do bão kết hợp với thủy triều cao từ 3-4m, gây ngập úng ở các vùng trũng.
Hà Nội sáng nay mưa lắc rắc gián đoạn, gió mạnh cấp 3-4. Chiều mưa bão, gió mạnh cấp 4-5, giật cấp 6-7. Không trú mưa tại các cây to đề phòng cây đổ, bật gốc.

Hướng đi của cơn bão.
Dự báo trong 6 đến 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh Hải Phòng-Ninh Bình và tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đến 16 giờ ngày 19.8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 105,6 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và phía Bắc Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10-12.
Từ nay đến hết ngày 20.8, tiếp tục xảy ra mưa lớn diện rộng trên toàn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tổng lượng mưa cả đợt ở vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa-Nghệ An phổ biến 200-300mm, có nơi trên 400mm. Các khu vực khác ở Bắc Bộ, Hà Tĩnh-Quảng Bình phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.

Vị trí và hướng di chuyển của cơn bão số 3. Ảnh: TTKTTVTW
Cảnh báo: Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và vùng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; ngập úng ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng trũng thấp ở Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).
Theo: Laodong.com.vn
- 10x Nam Định đa tài, gây thương nhớ vạn ánh nhìn với nụ cười rạng rỡ
- Chả cá Hùng Vương – ‘thương hiệu vàng’ của đất Thành Nam
- Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu – Nam Định
- Tác phẩm dự thi Giải báo chí “Búa liềm vàng”: Gần 40 năm tình nguyện giữ rừng ngập mặn
- Hoa gạo Thành Nam
- 5 món canh dân dã, mát bổ giải nhiệt ngày hè
- Giao Thủy: Chung tay giúp đỡ bé gái bị căn bệnh Máu Trắng
-
Nam Định: Tập huấn cho công chức xã chuyên theo dõi công tác ATTP
-
Hơi ấm từ bàn tay người chỉ huy và lời hối hận muộn màng của kẻ thủ ác
-
Đặc sản Nam Định: Cá nướng úp chậu
-
Linh thiêng của ngôi chùa Cổ Lễ – Trực Ninh Nam Định
-
Về Vạn Lộc thưởng thức món ngon từ chuột đồng
-
Nam Định: Vợ cùng 2 con mất tích bí ẩn, chồng lặn lội tìm kiếm khắp nơi
-
20 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc khí
-
Xét xử đối tượng mua bán ma túy tại Nam Định
-
Thông tin sốc vụ phát hiện bé gái 20 ngày tuổi ở bãi rác ở Thanh Hóa
-
Bác sĩ kể lại giây phút bé trai nặng 6,1kg chào đời
-
Công tác giáo dục thể chất ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
-
Website Sở Tài chính Nam Định bị hacker “hỏi thăm”
-
Hoa gạo Thành Nam
-
Học làm đặc sản nộm rau câu, Nam Định
-
Nam Định: Cứu thành công bé trai bị kéo đâm vào tai