Những năm qua, Trung tâm Dạy nghề huyện Xuân Trường đã tích cực tiếp cận với thị trường sử dụng lao động để nắm bắt thông tin, từng bước mở rộng ngành nghề, điều chỉnh chương trình giảng dạy gắn với nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Lớp dạy nghề may công nghiệp cho lao động nông thôn tại Trung tâm Dạy nghề huyện Xuân Trường.
Hằng năm, Trung tâm căn cứ kế hoạch đào tạo nghề của huyện giao để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nghề đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; nâng cao nhận thức của người lao động về sự cần thiết của việc học nghề đối với việc tạo cơ hội việc làm và thu nhập ổn định.
Trung tâm phối hợp với Phòng LĐ-TB và XH, UBND các xã, thị trấn, các đoàn thể… khảo sát, đánh giá nhu cầu phân loại đối tượng học nghề theo độ tuổi, trình độ nhận thức làm căn cứ mở lớp dạy nghề phù hợp với từng địa phương.
Trung tâm mở lớp đào tạo nghề tại các xã để bà con vừa học nghề, vừa tranh thủ làm việc gia đình. Ngành nghề được lựa chọn bảo đảm các yếu tố như sử dụng nhiều lao động, dễ học, dễ hiểu, dễ tìm việc làm hoặc áp dụng và sản xuất, phù hợp với nhiều đối tượng lao động như: may công nghiệp, cơ khí hàn, thêu ren, móc sợi, kỹ thuật trồng cây lương thực, thực phẩm, nuôi lợn sinh sản…
Các chương trình, giáo trình giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học và đảm bảo theo đúng chương trình khung của Bộ LĐ-TB và XH đã đề ra với từng ngành nghề; chú trọng việc thực hành, rèn luyện tay nghề cho học viên.
Bên cạnh đó, Trung tâm đã xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên từng bước chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời ký hợp đồng, mời cán bộ Phòng NN và PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật huyện và các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh về giảng dạy, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho học viên.
Tại mỗi địa phương, Trung tâm đều lựa chọn những người có tay nghề cao, tâm huyết, trách nhiệm, làm hạt nhân để tập hợp, thu hút học viên và phát triển nghề.
Từ đầu năm 2017 đến nay, Trung tâm đã tổ chức dạy 10 nghề cho lao động nông thôn, trong đó, đào tạo 7 lớp nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề) theo Đề án 1956 cho 245 học viên, chủ yếu là các nghề: may công nghiệp 140 học viên, trồng cây lương thực, thực phẩm 35 học viên, chăn nuôi lợn sinh sản 35 học viên, cơ khí hàn 35 học viên…
Trung tâm tổ chức 3 lớp đào tạo nghề ngắn hạn theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện cho hơn 100 học viên. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn.
Các lao động sau khi học nghề nông được bổ sung những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, đã tích cực áp dụng các kiến thức được học vào thực tiễn sản xuất của gia đình đem lại năng suất, hiệu quả cao, góp phần tích cực phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.
Hầu hết các lao động học nghề may công nghiệp, cơ khí, hàn đều nắm được các kiến thức kỹ năng nghề, được các doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc, có mức thu nhập ổn định.
Một số người sau khi học nghề đã vay vốn mở cơ sở sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động địa phương. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm, tỷ lệ học viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp khóa học nghề đạt khoảng 80% và làm việc chủ yếu tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn.
Thời gian gần đây, Trung tâm đã tiếp cận với thị trường sử dụng lao động để nắm bắt thông tin, từng bước điều chỉnh chương trình giảng dạy, mở rộng các ngành nghề mới như may công nghiệp, tin học ứng dụng… phù hợp với yêu cầu xã hội.
Với những nỗ lực trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm Dạy nghề huyện Xuân Trường đã từng bước trở thành địa chỉ dạy nghề tin cậy.
Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho người lao động về tầm quan trọng của việc học nghề trong việc tạo cơ hội việc làm, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; vận động người lao động học nghề, tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống.
Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy nghề cho đội ngũ giáo viên, xây dựng, hoàn thiện các chương trình, giáo trình, nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của huyện./.
Bài và ảnh: Minh Tân( báo nam đinh)
- Nam Định: Hồi sinh hạt gạo tiến vua
- Nam Định phố lâu… rồi chẳng thấy thơ…
- Bánh mỳ Ba Lan – Món ăn dân dã Thành Nam
- 18 Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Ở Nam Định Không Thể Không Đi
- Khám phá Việt Nam – Chùa Cổ Lễ Nam Định
- Nhà thờ Giáo xứ Nam Dương
- Bỏ việc văn phòng đi làm shipper, lương tháng gấp đôi ngồi bàn giấy
-
Nam Trực: Mất đất, mất nhà vì cả tin
-
Món ngon Nam Định: Bánh cuốn làng Kênh
-
Giang hồ Thành Nam và những bí mật lần đầu công bố
-
Nam Định: Triệt phá thành công đường dây buôn bán ma tuý khủng
-
Thơm hương gạo sạch từ vùng đất lúa Nam Định
-
Xét xử đối tượng mua bán ma túy tại Nam Định
-
Món ngon Thành Nam nhắc đến là thèm
-
Phó Bí thư Nam Định: Đóng cửa Nhiệt điện than nếu gây hại môi trường
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ 13/8 đến 18/8
-
Đoạt mạng bác ruột vì tranh chấp 60cm mái tôn
-
Viết đơn xin chết, vờ nhảy cầu Đò Quan tự tử để mọi người vào kênh YouTube
-
Nam Định: Ô tô con bị xe tải đè nát, 1 người tử vong
-
Hải Hậu: Làng kèn đồng Phạm Pháo
-
Bệnh nhân tố suýt “mù mắt” sau phẫu thuật, lãnh đạo Bệnh viện Mắt Trung ương lên tiếng
-
Nhà thờ Giáo họ Long Cù – Nam Trực Nam Định