Không ít trường hợp trẻ bị ngộ độc cấp do sử dụng thuốc đông y chế biến từ dược liệu bẩn, rất khó truy xuất nguồn gốc, và không kiểm chứng được chất lượng… đã phải nhập viện cấp cứu.

Người dân thu hái tại vùng trồng quất dược liệu (Ảnh: CTV)
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, trong trường hợp bị ho, cảm cúm thì việc sử dụng các bài thuốc dân gian là rất đáng khuyến khích, đồng thời hạn chế được tác dụng phụ do kháng sinh gây ra. Việt Nam có rất nhiều bài thuốc dân gian phong phú, phổ biến là các bài thuốc trị ho – cảm như: như húng chanh hấp đường phèn, quất – gừng – mật ong hấp cách thủy… có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên và đứng đầu bảng trị các bệnh về hô hấp.
“Việc kê đơn cho bệnh nhi bị ho bằng các loại si rô thảo dược cũng được khuyến khích từ lâu, bởi nhiều loại sản phẩm siro ho đông dược rất hiệu quả, giúp giảm ho, long đờm khi dùng một mình, hay kết hợp với tân dược”- ông nói.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng chia sẻ, trong những năm làm nghề, ông đã cấp cứu khá nhiều ca trẻ bị ngộ độc cấp do sử dụng thuốc đông y chế biến từ dược liệu bẩn.
Các sản phẩm làm từ dược liệu kém chất lượng có các yếu tố gây hại từ phân bón, dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, chất bảo quản, tỉ lệ nhiễm nấm mốc cao…, và càng cho trẻ uống siro lâu thì chất độc hại tích tụ trong cơ thể càng gây ra các vấn đề về sức khỏe – dù có thể đã chữa được một loại bệnh nào đó”- ông phân tích.
Siro ho cần được làm từ dược liệu sạch trên thị trường, có chứng nhận của Bộ Y tế về nguồn gốc xuất xứ… Dù là siro trị ho hiệu quả, bố mẹ cũng cần có tư vấn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng, và không quá lạm dụng.
Theo bà Hoàng Thị Thu Hương – cán bộ điều phối Dự án Biotrade (hỗ trợ Việt Nam phát triển 50 chuỗi giá trị dược liệu sạch vào năm 2020), cha mẹ chọn siro ho cho trẻ cần tìm hiểu kỹ, đọc kỹ nguồn gốc chiết xuất sản phẩm… Kiểm tra ngay những thông tin tiêu chuẩn chất lượng của siro ho được in trên bao bì theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và WHO. Siro ho được làm từ dược liệu đạt chuẩn sẽ được dán tem BIOTRADE, hoặc GACP-WHO.
Hiện có vùng trồng quất dược liệu tại xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã được Viện Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế thẩm định từ tháng 9.2017 đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Hiện vùng trồng này đã có thể cung cấp sản lượng 50 tấn dược liệu/năm để sản xuất siro ho.
Theo Thùy Linh( laodong.vn)
- Hoa gạo Thành Nam
- Tác phẩm dự thi Giải báo chí “Búa liềm vàng”: Gần 40 năm tình nguyện giữ rừng ngập mặn
- Trụ trì chùa kể về “báu vật” nặng 9 tấn nằm giữa hồ nước ở Nam Định
- Tốt nghiệp ĐH loại giỏi ngành tài chính ngân hàng, cô gái Nam Định vẫn bị loại khi xin việc vì “nghề này đòi hỏi bạn lúc nào cũng là người sai”
- Quán phở độc nhất vô nhị ở Thành Nam: 13 năm vẫn một giá 5.000 đồng
- Biển Thịnh Long chính thức khai mạc du lịch biển 2016
- Đặc sắc 2 di tích từ đường dòng họ ở Giao Thủy
-
Nam Định: Xưởng nấu dầu thải ‘hành’ dân
-
Nam Định: Xe giường nằm 40 chỗ bốc cháy rừng rực trong đêm
-
Tháp Phổ Minh – bảo vật cổ tại Nam Định
-
Món ngon Nam Định: Bánh cuốn làng Kênh
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ ngày 27/8 đến 31/8
-
Hải Hậu Nam Định: Trai trẻ 18 tuổi để lại dép và xe đạp, nhảy xuống sông Múc tự tử
-
Lê hội ở Nam Định và các tỉnh thành cầu may mắn đầu xuân nhất định phải đi
-
[Chùm Ảnh] Nam Định chủ động phòng chống bão số 3 ( bão Thần Sấm )
-
Lãnh đạo BV Hải Hậu có trẻ tử vong sau sinh: ‘Bé chết còn nhân đạo hơn sống’
-
Nam Định: Xe con đấu đầu xe tải, một đại úy biên phòng tử vong
-
Làng ươm tơ bằng tay nổi tiếng nhất Việt Nam
-
Tâm bão nhắm Thái Bình – Nam Định, khẩn trương đối phó bão số 3
-
Phía sau lời từ chối của “tỷ phú điền kinh”
-
Không “nương tay” bất kỳ sai sót nào khi thi công cầu Thịnh Long
-
Thông tin mới nhất về vụ Thượng úy Công an tử vong trong xe ô tô