Với lịch sử hơn 900 năm, Tống Xá và Vạn Điểm được biết đến như cái nôi của nghề đúc cơ khí truyền thống ở nước ta. Song song với sự phát triển, vẫn còn đó những khó khăn rất cần được các cấp chính quyền vào cuộc tháo gỡ cho làng nghề.
Làng nghề với nhiều sản phẩm nổi tiếng
Trải qua gần 1000 năm thăng trầm của lịch sử, nghề đúc cơ khí Tống Xá và Vạn Điểm vẫn được người dân duy trì và gìn giữ. Ban đầu người dân chỉ đúc những nông cụ, đồ thờ cúng, đồ sinh hoạt phục vụ đời sống. Năm 1986 Nhà nước có sự đổi mới về kinh tế, nghề cơ khí đúc Tống Xá, Vạn Điểm đã phát triển một cách rực rỡ, đến nay đã trở thành làng nghề nổi tiếng trên cả nước, các sản phẩm đúc đa dạng từ đỉnh đồng, lư hương, trống đồng… cho đến những bức tượng phật, công trình văn hóa, tượng danh nhân, anh hùng lịch sử…cao hàng chục mét.

Các sản phẩm đúc đồng đa dạng về chủng loại, mẫu mã được trưng bày tại một cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Theo các nghệ nhân lâu năm trong làng, để tạo ra một sản phẩm đúc tinh xảo và có hồn trên thị trường như hiện nay phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo, tỉ mỉ, cùng với sự nhiệt huyết với nghề. Có thể kể đến các công đoạn chính trong quy trình đúc, đầu tiên, người thợ sẽ phải tạo mẫu, sau đó sẽ tạo khuôn đúc cho mẫu, tiếp theo là nấu chảy đồng, tiếp đến là rót đồng vào khuôn đúc và cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm. Ở mỗi công đoạn, người thợ phải thật cẩn thận và chính xác làm theo đúng công thức, tỉ lệ pha trộn các nguyên liệu, đồng thời phải óc thẩm mĩ cũng như năng khiếu về nghệ thuật điêu khắc, hội họa…
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ý Yên có gần 80 DN, cơ sở đúc, tạo việc làm cho hơn 2000 lao động. Doanh thu năm 2016 của nghành cơ khí đúc huyện Ý Yên đạt gần 2000 tỉ đồng, đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế chung của địa phương. Chất lượng các sản phẩm ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Nhiều khó khăn cần được tháo gỡ
Do đặc thù của nghề cơ khí đúc là phải sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình chế tác, không những tác động trực tiếp tới sức khỏe công nhân mà còn tác động đến môi trường xung quanh như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Hiện tại hai cụm công nghiệp tại xã Yên Xá và cụm công nghiệp phía Nam thị trấn Lâm đã trở nên quá tải do được thành lập từ hơn 20 năm nay. Nhận thức được điều này, các cơ sở sản xuất đã đề xuất các cấp chính quyền phương án quy hoạch các xưởng sản xuất thành một khu riêng biệt cách xa khu dân cư, tuy nhiên, đến khi thực hiện vẫn còn khúc mắc chưa thể tháo gỡ.

Một xưởng đúc đồng tại cụm công nghiệp phía Nam thị trấn Lâm
Theo ông Khanh giá thuê đất còn quá cao và không đồng đều, có những nơi giá thuê đất lên tới 1 triệu/m2 /năm, như vậy DN rất khó có thể thực hiện theo đúng chủ trương của UBND huyện đã đề ra. Hiệp hội cũng đã nhiều lần đề xuất phương án Nhà nước hỗ trợ 1/3, còn DN sẽ chịu 2/3 giá thuê đất lên UBND huyện Ý Yên, tuy kiến nghị của DN vẫn chưa được đáp ứng.
Bên cạnh khó khăn về giá thuê đất, các DN đúc cơ khí còn gặp khó khăn về vốn, cũng như việc phát triển thương hiệu làng nghề đặc biệt là thị trường nước ngoài. Ông Dương Bá Tân – chủ DN tư nhân cơ khí đúc Tân Tiến chia sẻ: “Các cơ sở sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, về vốn, do phải nhập nguyên, vật liệu, đầu tư vào máy móc trang thiết bị như hệ thống cầu trục để nâng, di chuyển những tượng đồng hàng chục tấn, lò nung bằng nhiệt điện… Mặc dù đã được ngân hàng hỗ trợ vay vốn, tuy nhiên lãi suất vay còn cao, hạn mức vay còn ngắn. Hơn nữa do sản phẩm đặc thù của nghành cơ khí đúc thường có giá trị cao, nhiều khi hàng đã xuất đi mà khách hàng chậm thanh toán là việc diễn ra thường xuyên nên DN rất khó quay vòng vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh”.
Để bảo tồn và phát huy hơn nữa những giá trị truyền thống cũng như hướng tới phát triển làng nghề một cách bền vững, thiết nghĩ các cấp chính quyền cần vào cuộc tích cực hơn nữa để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn.
Xuân Bách – enternews.vn
- Xôi cá rô, món ngon của đất Thành Nam
- Tất tần tật bí kíp cầm 200 nghìn, tự tin “oanh tạc” ẩm thực Nam Định trong vòng một ngày
- Mâm cơm bề bề, tôm giá 33.000 khiến chị em tranh cãi nảy lửa
- Đặc sắc 2 di tích từ đường dòng họ ở Giao Thủy
- Người bí thư chi bộ đầu tiên
- Bộ ảnh cưới chụp trên nóc nhà và những Đám cưới ’em gái mưa’ trong đợt lũ lịch sử
- Lạ kỳ với nghề đồng nát ở Thành Nam
-
Nam Định: Đón bằng UNESCO ghi danh ‘Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’
-
Nam Định dẫn đầu cả nước về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp
-
Cá nướng úp chậu – món ngon đặc sản Nam Định
-
Nam Định: Bé trai 4 tuổi bất ngờ tử vong sau bữa ăn tại trường mầm non
-
Nam Định gấp rút tiến hành các biện pháp nhằm hạn chế dịch tả lợn châu Phi
-
Cưỡng đoạt ngôi nhà con trai đã bán cho người khác là phạm tội hình sự?
-
Những nghệ sĩ Thành Nam
-
Nam Định: Ô tô gây tai nạn giao thông liên hoàn, 11 người đi cấp cứu
-
Biển Quất Lâm hứng chịu bão cấp 9 đổ bộ
-
Nam Định: Nam thanh niên đi xe SH văng xa 20 m, tử vong tại chỗ
-
Thái Bình, Nam Định bị phê bình về công tác phòng chống tham nhũng
-
Tìm hiểu về món đặc sản trứ danh: Phở Bò Nam Định
-
Thành phố Nam Định chìm trong bóng tối sau bão
-
Nam Định: Người dân đội mưa đi hội chợ Viềng
-
Cách làm nem nắm – đặc sản Nam Định thơm ngon