Đoàn kiểm tra đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 24 và Kết luận số 12 của Bộ Chính trị (về sửa đổi, bổ sung một số nội dung, quy định về công tác cán bộ)…
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết: Thực hiện chương trình kiểm tra số 40 và Quyết định số 470 của Bộ Chính trị về lập đoàn kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định, ngày 23/4, Đoàn kiểm tra đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định để công bố quyết định kế hoạch và dự kiến lịch làm việc nhằm kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 24 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo gắn với việc thực hiện Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử (ban hành kèm theo Quyết định số 68-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa X). Sau hơn 3 tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm với sự phối hợp chấp hành nghiêm túc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định và các tổ chức Đảng liên quan, công việc của Đoàn kiểm tra đã hoàn thành đúng kế hoạch.
Để thực hiện tốt Kết luận số 24 và Quyết định số 68 của Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Tỉnh ủy Nam Định phát huy những kết quả đã đạt được, có nhiều cách làm sáng tạo để công tác xây dựng Đảng đạt được kết quả; đồng thời nghiêm túc tiếp thu, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ…
Thông báo dự thảo kết luận thẩm tra xác minh việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kết luận số 24 và Quyết định số 68 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định, Đoàn kiểm tra cho biết, sau khi nghiên cứu báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định và trực tiếp thẩm tra, xác minh tại 11 cơ quan, tổ chức đảng của Đảng bộ tỉnh Nam Định cho thấy, trong giai đoạn kiểm tra từ tháng 6/2012 đến tháng 3/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định chưa phải xử lý, chỉ đạo xử lý và đề nghị cấp trên có thẩm quyền xử lý cán bộ đảng viên vi phạm trong công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ theo Kết luận số 24 và Quyết định số 68 của Bộ Chính trị.
Việc nhận xét đánh giá cán bộ đã được thực hiện nghiêm túc, quy định chặt chẽ và thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội các cấp đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu.
Kết quả quy hoạch cán bộ cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy các cấp, các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý cơ bản đạt tỉ lệ theo yêu cầu cơ cấu 3 độ tuổi. Hầu hết cán bộ lãnh đạo được giới thiệu ứng cử đều có trong quy hoạch hoặc quy hoạch tương đương bảo đảm quy trình thủ tục.
Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý được quan tâm chỉ đạo, thực hiện, đạt kết quả khá tốt; đã kết hợp luân chuyển, đào tạo với tăng cường cán bộ cho địa phương và thực hiện tốt việc luân chuyển cấp trưởng một số ngành không phải là người địa phương; chú trọng luân chuyển cán bộ cấp phòng, ban các cơ quan Đảng, chính quyền ở cấp huyện, thành phố về các xã, phường để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cán bộ được luân chuyển đã có bước trưởng thành, tích lũy được kinh nghiệm thực tiễn. Số lượng cấp phó của các tổ chức, cơ quan, đơn vị cơ bản đúng quy định.
Dự thảo báo cáo cũng cho thấy, việc đánh giá cán bộ nhìn chung còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất. Việc gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân hàng năm theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) số lượng còn ít. Chưa xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ theo chức danh; việc cấp trưởng đánh giá đối với cấp phó và người đứng đầu đánh giá đối với cán bộ lãnh đạo quản lý các cơ quan, đơn vị trực thuộc chưa hiệu quả. Chưa ban hành quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và trong quy hoạch luân chuyển cán bộ. Chưa xây dựng và thực hiện cơ chế tiến cử cán bộ. Quy hoạch cán bộ ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn khép kín.
Số lượng cán bộ đưa vào quy hoạch một số chức danh, một số giai đoạn chưa đảm bảo theo quy định, nhất là ở cấp cơ sở. Chất lượng một số cán bộ được quy hoạch chưa bảo đảm yêu cầu, số lượng cán bộ luân chuyển còn ít. Một số chức danh cấp trưởng ở các huyện không phải là người địa phương chưa đạt yêu cầu như trong Kết luận số 24. Việc thực hiện luân chuyển cán bộ ngang chưa nhiều, luân chuyển cán bộ cấp xã lên huyện khó khăn vì công chức cấp xã và cấp huyện khác nhau dẫn đến tình trạng khi Bí thư cấp ủy hết điều kiện tái cử không quá hai nhiệm kỳ thì không bố trí luân chuyển ở cấp cao hơn hoặc xã phường khác nên đã được bố trí làm Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã. Một số nơi vẫn bị động, lúng túng trong việc bố trí cán bộ sau thời gian luân chuyển. Chưa xây dựng chế độ quản lý, giám sát đối với cán bộ luân chuyển. Việc bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử ở một số địa phương, cơ quan đơn vị còn tư tưởng tuần tự, chưa mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ, cán bộ nữ.
Qua phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan, Đoàn kiểm tra đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 24 và Kết luận số 12 của Bộ Chính trị (về sửa đổi, bổ sung một số nội dung, quy định về công tác cán bộ) và Quyết định số 68, rà soát các nhiệm vụ giải pháp đã nêu tại Kết luận số 24 chưa thực hiện để ban hành các quy định, quy chế, chương trình hành động, kế hoạch lãnh đạo triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ có kết quả tốt hơn trong thời gian tới. Trước hết là xây dựng, ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện quản lý của cấp ủy tỉnh và các cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy; quy định về việc quản lý giám sát đối với cán bộ luân chuyển.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ 2015 – 2020 và những năm tiếp theo phù hợp với chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nhận xét đánh giá cán bộ theo hướng mở rộng các kênh thông tin, công khai, dân chủ hơn, khắc phục việc đánh giá nhận xét cán bộ mang tính hình thức, cảm tính. Xác định rõ hơn về trách nhiệm thẩm quyền của người đứng đầu trong các khâu của công tác cán bộ, nhất là trong việc đánh giá cán bộ, chuẩn bị và giới thiệu người thay thế mình; nâng cao chất lượng công tác tự phê bình và phê bình, có giải pháp khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm. Ngoài ra, nghiên cứu, có kế hoạch lãnh đạo thực hiện đề án đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng theo Văn bản số 2424 của Bộ Nội vụ; thực hiện nghiêm túc số lượng cấp phó, có biện pháp sớm giải quyết dứt điểm tình trạng một số sở, phòng có số lượng cấp phó, trưởng phòng cao hơn so với quy định..
Thanh Vân – Văn Đạt (TTXVN)
- Làng đại gia và nghề đồng nát quý tộc ở Nam Định
- [Ảnh tư liệu]: Chủ tịch Hồ Chí Minh 3 lần về thăm Nhà máy Dệt Nam Định
- Cách làm Nông thôn mới hay, sáng tạo ở Hải Hậu
- NGƯỜI LỚN LÀM CỖ LINH ĐÌNH HAI NGÀY ĐÊM ĐÓN TRUNG THU
- Để làng nghề Cổ Chất óng ánh những cuộn tơ
- Di tích lịch sử Đình Hưng Lộc xã Nghĩa Thịnh huyện Nghĩa Hưng
- Làng xưa Nam Định – P.2
- Ô tô vượt ẩu va chạm với tàu hỏa ở Nam Định, 4 người gặp nạn
- Nam Định: Điều tra vụ nữ cán bộ tỉnh bị cướp hơn 100 triệu đồng giữa đường
- Hành trình đến với lòng dân
- Thành Phố Nam Định tan hoang sau sự hung bạo của cơn bão số 1
- Sự thật về cái chết của người đàn ông sau khi cãi nhau với anh trai
- Liều lĩnh cầm dao, súng ép hai thiếu nữ thuê trọ làm ‘gái dịch vụ’
- Nhân viên đường sắt giúp bà bầu sinh con trên tàu
- Khám phá ít ai hay về cá bống bớp, đặc sản Nam Định
- Nam Định: Đón bằng UNESCO ghi danh ‘Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’
- Tướng Hoàng Kiền: “Tôi đã tìm ra 2 tài khoản facebook đăng tin bịa đặt về biệt phủ và sẽ khởi kiện”
- Nam Định dẫn đầu cả nước về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp
- Lạ lẫm món cá khoai nấu rau bớp Nam Định mát lành
- Nam Định: Va chạm, xe trộn bê tông ‘nằm ngửa’ dưới mương nước
- Thông tin mới nhất về vụ ‘Hơn 10 côn đồ mang dao, kiếm chém người’ ở Nam Định
- Dự án Nhà máy nước sạch Yên Phú chậm tiến độ: Cần xử lý kiên quyết để người dân sớm có nước sạch