Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công nhận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2017.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Nam Định có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định.
Nghĩa Hưng là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Tây- Nam của tỉnh Nam Định. Tổng diện tích tự nhiên 258,89 km2, có 25 đơn vị hành chính, gồm 22 xã và 3 thị trấn với dân số (năm 2016) là 179.889 người. Nghĩa Hưng có vị trí địa lý, địa hình thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, tài nguyên… khá thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là lợi thế quan trọng để huyện bứt phá về đích NTM.
Về sản xuất nông nghiệp, huyện đã tập trung quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung với quy mô từ 30-100 ha/vùng, sản xuất 2 vụ lúa/năm; xây dựng cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích hơn 3.400ha; xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Về y tế – văn hóa- giáo dục, Nghĩa Hưng có 2 bệnh viện đa khoa được xếp bệnh viện hạng III và Trung tâm y tế được xếp loại đơn vị y tế hạng III. Nhà văn hóa trung tâm huyện được xây dựng với tổng diện tích 5.267m2 đáp ứng được yêu cầu tổ chức các sự kiện văn hóa- chính trị- xã hội của huyện. Huyện có tỷ lệ trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia cao nhất tỉnh, 4/6 trường THPT đã đạt chuẩn quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,2 triệu đồng/người, ước năm 2017 đạt 39,8 triệu đồng/người.
Đến tháng 4/2017, huyện đã có 25/25 xã, thị trấn, đạt tỷ lệ 100% số xã, thị trấn đã được UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đến tháng 6/2017 Nghĩa Hưng đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. Về quy hoạch vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy định về quản lý xây dựng theo quy hoạch của huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổng nguồn vốn xây dựng NTM của huyện (đến 30/6/2017) là: 2.301,222 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ công trình cơ sở hạ tầng do huyện làm chủ đầu tư: 1.310, 265 tỷ đồng; nguồn do xã, thị trấn làm chủ đầu tư 990,975 tỷ đồng. Vốn nhân dân đóng góp chiếm 24,6%.
Nghĩa Hưng là huyện thứ hai trong tỉnh Nam Định đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện xác định tiếp tục nâng cao chất lượng 19 tiêu chí cấp xã và 9 tiêu chí huyện nông thôn mới; phấn đấu các xã xây dựng xã nông thôn kiểu mẫu; đến năm 2020 toàn huyện có từ 2-3 xã nông thôn kiểu mẫu.
Theo Minh Hiển( chinhphu.vn)
- 9x Nam Định – cô gái xe ôm được dân mạng săn lùng nhiều nhất ngày hôm nay!
- Kỳ Duyên – từ hoa hậu có gu nhạt nhòa đến tín đồ sành điệu
- Câu chuyện 7 đời làm nghề đi qua 2 thế kỷ của kẹo Sìu Châu nổi tiếng xứ Thành Nam
- Khám phá tính cách của 12 con giáp trong tình yêu
- Nhà thờ đổ Hải Lý – Dấu ấn cuộc chiến chống nạn xâm thực
- Lâu đài lạ nhất thành Nam của ông trùm Long Châu Giang
- Hai câu chuyện ở vùng đất học Nam Định
- Chi tiết thương tâm vụ trẻ sơ sinh vứt bên bãi rác
- Người đàn ông quê Nam Định nằm thoi thóp bên vũng máu, cạnh xe máy đang bốc cháy
- Dệt Nam Định xưa và nay
- Cột điện đổ hàng loạt tại Nam Định: Chẳng ai nhận trách nhiệm?!
- Nhọc nhằn mưu sinh bên ‘hỏa ngục’ giữ nghề thổi thủy tinh
- Thiếu tướng Đoàn Duy Khương làm giám đốc Công an Hà Nội
- Biện hộ việc chặn ngã tư để đoàn 400 người chạy qua, 2 phượt thủ Nam Định bị sỉ vả
- Có hẳn đường dây ‘chạy’ chế độ từ thôn đến tỉnh ở Nam Định (2)
- Nổ xe tại Berlin – khủng bố hay tai nạn ?
- Lời kể lạnh người vụ tai nạn kinh hoàng ở Gia Lai
- Mặn mòi mắm tép quê nhà
- Hỏa hoạn làm một người chết tại thành phố Nam Định
- Cần cụ thể hóa kế hoạch hành động ứng phó tại vùng ven biển Nam Định
- Giao Thủy: Lạ lùng bé 1 tuổi cứ cất tiếng khóc như tiếng mèo kêu
- Huyện Nam Trực, Nam Định: Dân kêu cứu vì xưởng nấu dầu thải gây ô nhiễm