Nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2018 đã được HĐND các tỉnh, thành phố thông qua ngày 7/12.
Nam Định tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến đầu tư
Tại kỳ họp thứ 5, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 – 2021, diễn ra từ ngày 5-7/12, HĐND tỉnh Nam Định đã thông qua các nghị quyết, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội năm 2018.
Cụ thể là Nghị quyết về xây dựng vùng huyện Ý Yên và Hải Hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các Nghị quyết về: Quy hoạch phân khu xây dựng khu vực Phủ Dầy, huyện Vụ Bản; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020…
Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị cho biết, để hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2018 (năm bản lề của giai đoạn 2015 – 2020), tỉnh Nam Định tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, phê duyệt quy hoạch đô thị mới tại các huyện, thành phố; xây dựng khu đô thị Rạng Đông gắn với xây dựng khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng).
Tỉnh cũng tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp về đầu tư tại vùng nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Nam Định tiếp tục tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là việc giải quyết thủ tục đầu tư, đất đai cho doanh nghiệp thông qua đầu mối là Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp; tổ chức đối thoại, giải quyết kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp.
Tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm, chỉ đạo các huyện đầu tư xây dựng các khu đô thị trung tâm, khu dân cư tập trung; đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án chậm tiến độ, tìm biện pháp xử lý các công trình tồn đọng như dự án bệnh viện 700 giường…
Năm 2017, Nam Định đã hoàn thành 18/22 chỉ tiêu kinh tế – xã hội đề ra; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nam Định đạt cao nhất từ trước đến nay; tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt gần 1.400 triệu USD, tăng hơn 23% so với năm 2016.
Hà Nam quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại
Ngày 7/12, Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Hà Nam khóa XVIII đã họp phiên bế mạc. Kỳ họp đã thông qua 18 nghị quyết, trong đó có nhiều nghị quyết quan trọng thuộc thẩm quyền như: Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2018; Nghị quyết về danh mục các dự án thu hồi đất, dự án chuyển mục đích sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa bổ sung năm 2017 và năm 2018;
Nghị quyết về quy hoạch tài nguyên nước tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; Nghị quyết quy định mức chi đảm bảo hoạt động của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết về quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035…
Cùng với việc tiếp thu, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri, lãnh đạo các sở, ngành, các cơ quan chuyên môn của tỉnh Hà Nam đã trực tiếp trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND liên quan đến các lĩnh vực như: Hạ tầng giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi xuống cấp; tiến độ, chất lượng cung cấp nước sạch chưa đáp ứng yêu cầu; vấn đề ô nhiễm môi trường, quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân…
Phát biểu bế mạc kỳ họp, ông Phạm Sỹ Lợi, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam lưu ý: Để Nghị quyết của HĐND tỉnh sớm đi vào cuộc sống, ngay sau kỳ họp, UBND tỉnh cần tiến hành cụ thể hóa các nghị quyết của HĐND tỉnh để triển khai thực hiện.
Các đại biểu HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc cử tri; tích cực tham dự kỳ họp HĐND các huyện, thành phố để thông báo kết quả kỳ họp, các nội dung trả lời, kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri…
Thừa Thiên – Huế tập trung thực hiện ba chương trình trọng điểm
Từ ngày 7-9/12, HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021 tổ chức kỳ họp thứ V. Trong ngày làm việc đầu tiên, HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế khóa VII đã thông qua nhiều nội dung quan trọng; trong đó có kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020.
Cụ thể, HDND tỉnh Thừa Thiên – Huế đặt chỉ tiêu phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 7,5 – 8%; thu ngân sách nhà nước đạt 6.830 tỷ đồng; tạo việc làm mới cho 16.000 lao động; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 5%…
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế Lê Trường Lưu cho biết: Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh tập trung thực hiện ba chương trình trọng điểm về phát triển du lịch – dịch vụ; phát triển hạ tầng kinh tế – kỹ thuật và phát triển công nghiệp; đẩy mạnh cải cách hành chính.

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế khóa VII tổ chức Kỳ họp thứ Năm để để đánh giá tình hình thực hiện năm 2017, xác định các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2018. Ảnh: Quốc Việt – TTXVN.
Tỉnh hỗ trợ giải phóng mặt bằng hạ tầng khu công nghiệp; kêu gọi đầu tư nhà ở, hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ công nhân gắn với phát triển khu công nghiệp; mở rộng đầu tư bến số 3 cảng Chân Mây để tăng năng lực vận tải và thu hút khách đến Huế bằng đường biển.
Về cải cách thủ tục hành chính, tỉnh Thừa Thiên – Huế duy trì định kỳ 3 tháng/lần tổ chức diễn đàn đối thoại trực tuyến “Trao đổi và tháo gỡ” của lãnh đạo tỉnh với cá nhân, tổ chức…
Năm 2017, thiên tai có nhiều diễn biến phức tạp nhưng tỉnh Thừa Thiên – Huế đã nỗ lực phấn đấu đạt 12/13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2017 tăng 7,76% so với năm 2016, thuộc nhóm cao so với các tỉnh khu vực miền Trung.
Năm 2017 là năm thứ hai được tỉnh xác định là “Năm doanh nghiệp” với nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh và có nhiều chuyển biến tích cực…
Đồng Tháp thúc đẩy phát triển du lịch gắn với sản phẩm đặc trưng
Tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa IX diễn ra trong hai ngày 6 và 7/12 đã thông qua 28 nghị quyết, trong đó có những nghị quyết quan trọng về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2018; vốn đầu tư phát triển; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020…
Năm 2018, Đồng Tháp tập trung vào ba chương trình trọng tâm, đó là tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với xây dựng nông thôn mới, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh chương trình khởi nghiệp; thúc đẩy phát triển du lịch gắn với sản phẩm đặc trưng và tạo dựng hình ảnh địa phương.
Năm 2017, ước tăng trưởng GRDP của Đồng Tháp đạt 6,04%, thu nhập bình quân đầu người đạt 37,47 triệu đồng, thực hiện đạt 13/16 chỉ tiêu đề ra trong năm 2017. Kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển. Nhiều dự án nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả bước đầu. Toàn tỉnh có 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh trong năm qua liên tục được cải thiện. Kết quả đánh giá các chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách hành chính, quản trị và hành chính công cấp tỉnh đều nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Năm 2017, tỉnh đã thu hút thêm 33 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký trên 3.500 tỷ đồng. Các hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn diễn ra sôi nổi./.
Tuyên Quang: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Trong 3 ngày từ 5-7/12, HĐND tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII tiến hành kỳ họp thứ 5, đánh giá tình hình phát triển kinh tế – xã hội năm 2017; đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển chủ yếu năm 2018.

Đồng chí Nguyễn Thế Giang (giữa), Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Quang Đán – TTXVN
Theo đó, Tuyên Quang tập trung huy động nguồn lực đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp, cụm công nghiệp; thu hút các dự án công nghiệp thuộc nhóm công nghệ mới hiện đại; chú trọng khai thác tiềm năng để phát triển du lịch, nhằm tạo việc làm, khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử.
Tỉnh Tuyên Quang thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, Tuyên Quang chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa các vùng chuyên canh; đổi mới công nghệ sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến các sản phẩm cây trồng, vật nuôi có lợi thế của tỉnh. Tỉnh tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao; đổi mới phương thức, lề lối làm việc, tăng cường ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, nhất là ở cấp cơ sở; đẩy mạnh cải cách hành chính…
Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP tăng trên 8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn gần 17%…
Năm 2017, kinh tế – xã hội của tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát triển, quốc phòng – an ninh được đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định; 21/21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.
Cũng tại kỳ họp này, các đại biểu HĐND tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với đồng chí Lê Thị Kim Dung (đã được điều chuyển giữ chức Bí thư Thành ủy Tuyên Quang); bầu đồng chí Nguyễn Thế Giang, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang.
Phóng viên TTXVN tại các địa phương(Bnews.vn)
- “Lạc nhịp” trước vẻ đẹp của nữ giáo viên tiểu học Nam Định
- Nhìn thấy vật nổi gần nơi phát hiện mảnh vỡ MH370
- Nộm vỉa hè lâu đời nhất tại Nam Định
- Tháng Ba này cùng ghé Nam Định thăm những nhà thờ đẹp hút hồn
- Tìm hiểu thành phố Nam Định ‘xưa và nay’
- Điền Xá Nam Định: Thú chơi đại gia thua hết nông dân
- Quán phở Nam Định hơn 60 năm hút khách giữa lòng Sài Gòn
-
Nam Định: Kia Cerato húc tung xe máy, phụ nữ thoát chết kỳ lạ
-
Giới thiệu các tư liệu quý về Bác Hồ với Đảng bộ và nhân dân Nam Định
-
Cá voi dạt vào bờ được đưa lại biển – Nam Định
-
Nam Định: Trộm lư hương 120 tuổi, đòi tiền chuộc 3 triệu đồng
-
‘Lùm xùm’ vụ chiếm đoạt 16 tỷ của cán bộ ngân hàng Vietinbank
-
Chủ hụi thành con nợ khi hàng chục hội viên mất tích bí ẩn
-
Nam Định: Trạm xử lý nước thải CCN An Xá đầu tư 30 tỷ đồng vẫn… ô nhiễm
-
Giao Thủy: Bảo tàng Đồng quê-lưu giữ hồn quê Bắc Bộ
-
Bún Đũa – Nét Ẩm Thực Thành Nam
-
Kẹt giữa hai bánh xe tải, một cụ bà tử vong
-
Chàng trai Nam Định làm giàu từ muối
-
Thành phố Nam Định có tân chủ tịch
-
Hải Hậu: Đi cà kheo, đánh trồng cà rùng… mừng ngày Quốc Khánh
-
Phạt nặng tài xế chở khách Tây ‘chặt chém’ 2km lấy 450 nghìn đồng
-
Quỳ lạy xin tha, nam thanh niên quê Nam Định vẫn bị đâm đến chết