Qua cầu Đò Quan, rẽ phải khoảng 14 km ta đến với cái nôi của nghề phở nổi tiếng cả nước đó là xã Đồng Sơn- huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định(nơi có 3 làng nghề chuyên làm phở: Vân Cù, Tây Lạc và Giao Cù).
Không chỉ Nam Trực mà ở Nghĩa Hưng cũng làm bánh phở. Bốn làng phở xứ Nam liền khoảnh xuôi dòng Ninh Cơ. Đến đó hỏi họ Cồ, họ Vũ… ai ai cũng biết.
Nơi đây được coi là thuỷ tổ của nghề phở. Ở đây là làng nghề làm phở nhiều nhất, lâu năm nhất và “độc quyền” với món phở bò.
Ngày xưa làm bánh phở phải chọn thứ gạo mùa, gạo chiêm từ vụ trước, để cho hết nhựa, đem nghiền bằng cối xay đá. Có như thế bột mới trắng, mới dai, đem tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi cho chín nục.
Thời đó ngay chọn gạo để làm bánh phở cũng chỉ đích danh thứ gạo tấm vì hạt gạo gãy 2/3, làm rất dai, trắng và thơm nục.
Còn thịt bò để làm phở là súc thịt lấy từ con bò trưởng thành, nặng khoảng 3- 4 tạ/con. Loại ấy xả thị chỉ còn khoảng 2,5 tạ thịt, xương cốt mới cho được thứ nước ngọt của tuỷ, ngọt cốt, ngọt tịnh chứ không phải ngọt của mì chính …
Muốn có nồi nước dùng trong luộc nước đầu, vớt ra rửa sạch, sau đó mới lấy làm nước dùng, vì thế không có váng và trong veo.Nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu.
Đặc biệt cần lưu ý là hạn chế cho muối vào nước phở, vì cho muối nhiều thì nước phở sẽ bị chát. Chỉ cần cho muối thật ít để giữ được vị mặn, thay cho muối là nước mắm. Mà nước mắm phải là loại thơm ngon để giữ được độ trong của nước phở.
Ngược lại nếu nước mắm không ngon, hay có màu thì nước phở sẽ bị gắt, bị vẩn đục và kém ngọt. Để cho nước phở ngon hơn khi hầm nhừ xương thì hãy cho ít gừng, ít sá sùng, hành khô….
Ngay cả luộc thịt cũng là một “nghệ thuật” không hề đơn giản. Thịt bò làm phở phải tươi sống và rửa thật sạch. Khi luộc thịt bò, nước sôi và có nhiều bät nổi lên thì phải vớt hết bọt ra để thịt bò khỏi bị chát.
Thịt chín rồi thì không được vớt ra ngay mà phải để nguyên trong nồi khoảng một tiếng, sau đó vớt ra treo lên cao cho khô nước rồi mới cho gia vị vào ướp. Làm như vậy thịt bò mới thơm ngon mà không bị bở.
Ở xã Đồng Sơn, ngoài họ Cồ chiếm số đông thì còn nhiều họ khác nữa cũng làm bánh phở như: Họ Vũ, họ Phan, họ Đoàn, họ Nguyễn….tất cả đều làm lên thương hiệu phở gia truyền Nam Định.
Trung tâm TTXTDL Nam Định
- Mãn nhãn với hang đá rực rỡ trong đêm tại Nam Định
- Đặc sản thôn quê Nam Định: Gạo Tám xoan Hải Hậu chính hiệu
- Trang phục denim phủ sóng street style của mỹ nhân Việt tuần qua
- Nộm rau câu Nam Định
- Kỳ Duyên diện váy khoét ngực sâu tận rốn, tiếp tục ‘lăng xê’ vòng 1 bị nghi ‘dao kéo’
- Nam Định: Lễ hội truyền thống hoa- cây cảnh Vị Khê
- Chợ Viềng – Tại sao lại có cái tên “Viềng”?
- Mãn nhãn với hang đá rực rỡ trong đêm tại Nam Định
- Thành Nam văn hiến trong văn hoá ẩm thực…
- Đi đánh ghen cùng con dâu, mẹ chồng cầm dép đập vào mặt con trai: ‘Mày là thằng mất dạy’
- Nghe tin cháu gái bị điện giật chết, bà nội sốc quá tử vong theo
- Đâm đuôi xe cùng chiều, nam thanh niên tử vong trên đường đi làm về
- Tiết lộ thủ đoạn tinh vi trong đường dây ma túy đá khủng ở Nam Định
- Thi thể cô gái dưới cống nước ở Nam Định: Tìm thấy laptop của nạn nhân trong nhà nghi can
- Nam Định: Cảnh báo tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản HS
- Trả hồ sơ, điều tra lại vụ giang hồ Nam Định bắn người
- Nam Định bác thông tin xếp ‘bét bảng’ về tỷ lệ cử tri đi bầu
- Giá heo hơi hôm nay (19/11): Biến động mạnh trong cả tuần qua
- Ý Yên: Huyện chấp thuận để xã bán đất trái thẩm quyền, dân không được cấp sổ đỏ
- Nem nắm Giao Thủy có gì đặc biệt?
- Danh tính nạn nhân trong vụ sập giàn giáo 9 người thương vong ở Nam Định
- Gần 1/3 diện tích của Thái Bình và Nam Định có thể bị nhấn chìm do nước biển dâng