Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu (con gái đầu của thi sĩ Nguyễn Bính) không khỏi xúc động chia sẻ những kỷ niệm hiếm hoi về người cha nổi tiếng.
Những tâm sự xúc động này được con gái thi sĩ Nguyễn Bính chia sẻ trong đêm nhạc kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1918-2018). Tại đây, nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu cho biết, bà không có nhiều ký ức về cha nhưng điều khiến bà luôn cảm thấy tự hào nhất chính là cái tên được ông đặt cho mình.
Theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, bố mẹ của bà đến với nhau bằng tình yêu “sét đánh”. Khi có bầu đứa con gái đầu lòng, hai người chia nhau đặt tên, nếu con gái thì mẹ đặt, còn con trai thì thi sĩ cha sẽ đặt. Kết quả là sau khi thành viên mới ra đời, mẹ liền đặt tên là Nguyễn Hồng Cầu. Tuy nhiên, đến ngày đi làm giấy khai sinh thì thi sĩ Nguyễn Bính dứt khoát thêm chữ “Bính” vào tên con gái. Vậy là cái tên Nguyễn Bính Hồng Cầu ra đời.
Có điều đặc biệt là đến tận năm 10 tuổi, nhà thơ Nguyễn Bính Hồng cầu mới biết cha mình chính là thi sĩ Nguyễn Bính và bà luôn tâm niệm phải sống làm sao để xứng đáng với cái tên do người cha đã đặt cho mình.
Năm 1954, nhà thơ Nguyễn Bính tập kết ra Bắc. Trong hoàn cảnh đất nước chia hai, bà Hồng Cầu lớn lên mà chưa một lần thấy mặt cha. Năm 1966, nhà thơ Nguyễn Bính đột ngột qua đời nhưng phải chờ đến khi đất nước thống nhất, hai mẹ con mới bà Hồng Cầu mới có dịp ra Bắc viếng mộ và thắp hương cho chồng, cho cha.
Năm 2017, nữ nhà thơ hoàn thành và xuất bản cuốn “Nguyễn Bính toàn tập” sau hơn 20 năm thu thập tư liệu, đây chính là tâm nguyện cuối cùng bà dành tặng cho người cha đã khuất.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của thi sĩ Nguyễn Bính, lần đầu tiên chương trình “Sol Vàng” thực hiện một đêm nhạc riêng để tôn vinh vị thi sĩ lớn của dân tộc. Đại diện Ban tổ chức tiết lộ, tại đây những nhạc phẩm phổ thơ của ông sẽ được thể hiện bởi những giọng ca đình đám như: danh ca Phương Dung, Họa Mi, ca sĩ Ngọc Sơn, Phi Nhung,…
Chương trình được phát sóng vào 20h ngày 13-1-2018 trên kênh VTV9 sẽ mang đến những những ca khúc từng quen thuộc với khán giả qua những vần thơ của thi sĩ Nguyễn Bính như: Mưa xuân, Lỡ bước sang ngang, Gái xuân, Ghen, Cô hàng xóm…
Cũng tại chương trình, khán giả sẽ được biết thêm nhiều câu chuyện cảm động về thi sĩ Nguyễn Bính. Thi sĩ Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính (1918 – 1966) quê ở Nam Định. Khi ông vừa tròn 3 tháng thì người mẹ từ trần do bị rắn cắn. Cha ông (ông Nguyễn Đạo Bình) làm nghề dạy học nên ông được học tại nhà. Về sau cha ông bước thêm bước nữa, Nguyễn Bính được cậu mang về nuôi dưỡng.
Tài năng thi ca được Nguyễn Bính bộc lộ từ nhỏ, khi 13 tuổi ông đoạt giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng. Thơ ông phần lớn là thơ tình nhưng mang một sắc thái quê mùa, dân dã riêng biệt. Cùng với Xuân Diệu, ông được mệnh danh là “Vua thơ tình”.
49 tuổi với hơn 23 năm cầm bút, Nguyễn Bính đã để lại cho đời 22 thi phẩm, trong đó có đến 15 sáng tác được phổ nhạc. Điều này không dễ đối với bất kỳ thi sĩ nào, bởi vì lẽ đó, Nguyễn Bính trở thành nhà thơ giữ kỷ lục sáng tác được phổ nhạc tính đến nay.
Nhà thơ Nguyễn Bính có một cuộc đời long đong với nhiều lần tha hương. Ông trải qua 4 đời vợ, ngay cả khi ông từ trần, mộ phần của ông cũng phải mất qua 4 lần di rời mới được bình yên. Tuy vậy, nhà thơ đã sống hết mình và yêu hết mình, khối tình lớn nhất đời, ông dành cho thi ca và thôn làng qua những bài thơ mang nặng hồn quê.
Theo (an ninh thủ đô)
- Nữ sinh Nam Định sở hữu nụ cười răng khểnh rất đáng yêu
- Bánh mỳ Bít Tết Hai Bà Trưng Nam Định
- Phở Nam Định – Món ngon khoản đãi bạn bè
- Nhìn mẹ Sun HT U60 vẫn chơi Instagram tạo dáng như hot teen
- Chùm ảnh triển lãm cổ vật Hải Hậu năm 2016
- Những con diều mang tên Thành Nam
- Trót “sở hữu” vòng 1 ngoại cỡ, cô bạn bị chủ shop phũ phàng khuyên “mặc áo con trai cho dễ chịu”
- Nam Định muốn được thí điểm xây dựng CPĐT
- Phát hiện ‘kho’ ma túy tổng hợp lớn ở Nam Định
- Tìm hiểu về món đặc sản trứ danh: Phở Bò Nam Định
- Xôi Xíu Nam Định – Hương vị quê nhà
- Nam Định thuộc Top 10 tỉnh thành có điểm trung bình môn tự nhiên cao nhất
- Nam Định chìm trong biển nước, hàng nghìn người dân được sơ tán
- Nam Định: Làm ca đêm về, người đàn ông tử vong cùng xe máy dưới sông
- Trả hồ sơ, điều tra lại vụ giang hồ Nam Định bắn người
- Nam Định: Vì sao huyện Giao Thủy cấm xe khách hoạt động trên địa bàn các xã?
- Giới thiệu các tư liệu quý về Bác Hồ với Đảng bộ và nhân dân Nam Định
- Nam Định: Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án cưỡng đoạt tài sản
- Gia cảnh khốn khó của nam nhân viên bị khách đâm tử vong ở Nam Định: ‘Đêm nào con cũng thức đợi bố đi làm về!’
- Nộm vỉa hè lâu đời nhất tại Nam Định
- Tâm bão nhắm Thái Bình – Nam Định, khẩn trương đối phó bão số 3
- 5 món ngon nổi tiếng ở Thành Nam