Theo thông tin từ Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư, trong 2 tháng qua, BV đã tiếp nhận 9 trường hợp mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh vào điều trị. Nhiều bệnh nhân trong số này vào viện trong tình trạng không có bảo hiểm y tế (BHYT), tiên lượng sống dè dặt.

ảnh minh họa
Trước đó 10 ngày, bệnh nhân mổ thịt lợn, ăn tiết canh, 6 ngày sau sốt cao 39 – 40oC, không đại tiện, tiểu tiện được và được nhập viện BV Bạch Mai ngày 2/3 với chẩn đoán nhiễm trùng máu, suy thận do nhiễm liên cầu lợn. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, với tình trạng suy thận, bệnh nhân được chỉ định lọc máu, dự kiến phải mất 3 tuần, chi phí khoảng 40 – 50 triệu đồng.
Theo thống kê của BV, từ đầu năm đến nay, BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư đã tiếp nhận 9 trường hợp mắc bệnh liên cầu lợn, trong đó, tháng 1 có 5 ca, tháng 2 có 4 ca, chủ yếu do ăn tiết canh. Có bệnh nhân chuyển từ Lai Châu xuống đúng dịp Tết, chỉ vì ăn tiết canh chiều 30 Tết.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, bệnh liên cầu lợn có thể điều trị bằng kháng sinh, nhưng thời gian điều trị kéo dài với những loại kháng sinh đặc trị liều cao và thường phải lọc máu, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn. Nếu bệnh nhân ở giai đoạn viêm màng não mủ có thể phải nằm viện ít nhất một tháng và khi bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn thì phải điều trị đến 2 tháng, với chi phí lớn.
Năm 2017, cả nước ghi nhận 171 ca bệnh liên cầu khuẩn lợn, trong đó 14 người tử vong. Tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư, năm 2017 có khoảng 20 ca vào viện với chẩn đoán liên cầu lợn. PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh liên cầu khuẩn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng thường tăng vào những tháng cuối năm và đầu năm Âm lịch.
Điều tra của Cục Y tế dự phòng cho thấy, 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh. “Khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh, gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. Người nhiễm bệnh liên cầu lợn bao gồm 3 thể nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ ban đầu nhiễm khuẩn đã nặng” – ông Phu nhấn mạnh.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, để tránh mắc liên cầu khuẩn, nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm dịch, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường. Không ăn thịt lợn chết, các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở, phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
Theo( kinhtedothi.vn)
- Tình yêu như mơ của chàng trai mắc bệnh Wilson: Tân Lỳ
- Nam Định: Kỳ quái người đàn ông 35 năm nuôi móng tay, vợ phải đút cho ăn
- Ấm lòng bát phở 5000 ở Thành Nam
- Chùm ảnh cuộc sống yên bình của vùng quê Hải Hậu
- Làng cổ Bách Cốc – Vụ Bản Nam Định
- Lạc bước vào trời Tây tại 4 nhà thờ đẹp quên lối về ở Nam Định
- Gần 1.000 bạn trẻ hát tập thể tưởng nhớ ca sĩ Trần Lập
-
Chả cá Hùng Vương – ‘thương hiệu vàng’ của đất Thành Nam
-
Nghề làm đèn ông sao ở Báo Đáp
-
Thủ tướng: Nam Định phải nhanh chóng khôi phục hoa màu và thủy sản, không để diện tích trống
-
Không khí Giáng sinh tràn ngập các nhà thờ lớn ở Nam Định
-
Cưỡng không nổi với 8 đặc sản nức tiếng Nam Định
-
Cử tri nhất trí cao đề nghị thành lập thị trấn Ninh Cường, Trực Ninh, Nam Định
-
Sắp làm đường cao tốc đi qua 3 tỉnh Nam Định – Ninh Bình – Thái Bình
-
Nam Định: Hạ độ cao 22 điểm hàng rào ngăn cách đường bộ-đường sắt
-
Nam Định: Hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa tông bẹp dúm ô tô chở khách đi lễ
-
Nam Định: Nữ sinh 15 tuổi nhảy cầu Vòi tự tử
-
Gia đình đau đớn nhận thi thể bé gái 20 ngày tuổi bị bắt cóc
-
Người dân Nam Định xót xa nhìn ngôi nhà thờ cổ 130 tuổi bị cháy rụi trong đêm
-
BỔ NHIỆM CÁN BỘ “TÍN NHIỆM THẤP”: UBKT HUYỆN GIAO THỦY KHẲNG ĐỊNH “ĐÚNG QUY TRÌNH”
-
Bão số 3: Nam Định, Thái Bình khẩn trương phòng, chống bão
-
Nam Định: Chủ hụi ôm vàng bỏ trốn, cụ bà “gần đất xa trời” trắng tay