Thời gian gần đây, liên tiếp có nhiều luồng ý kiến khác nhau khi bàn về vấn đề có nên coi mại dâm là một nghề. Tuy nhiên, những người hoạt động mại dâm mong muốn được hợp thức hóa là một nghề để được chính quyền quản lý, pháp luật bảo vệ trước tình trạng bị bạo hành, bóc lột trong quá trình hoạt động.
Theo thống kê của các địa phương, hiện cả nước có khoảng 15.000 người bán dâm có hồ sơ quản lý. Còn theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam hiện có khoảng 100.000 người bán dâm, trong đó nữ bán dâm khoảng 75.000 người.
Hiện nay, nước ta đang coi mại dâm là tệ nạn và cấm đoán, nhưng thực tế mại dâm vẫn tồn tại và có cả hồ sơ quản lý với một số người bán dâm.
Với vai trò là người phụ trách, hỗ trợ những người hoạt động mại dâm, chị Trịnh Thị Hòa (Liên minh CLB Về nhà), Nhóm Nơi bình yên – Hỗ trợ những chị em làm nghề lao động tình dục ở Hà Nội, chia sẻ:
“Chúng tôi là những người trực tiếp tiếp xúc, gần gũi và lắng nghe những ý kiến của chị em đang hoạt động mại dâm trên địa bàn Hà Nội thì họ rất mong muốn được hợp thức hóa đây là một nghề”.
Thời điểm này, nước ta khó có thể công nhận đây là một nghề. Nếu không được công nhận, thì nên thành lập những khu riêng biệt cho các chị em hoạt động.
Ở các khu này, Nhà nước dễ dàng quản lý và chính bản thân chị em phụ nữ sẽ được pháp luật bảo vệ.
“Do đặc thù làm việc vào buổi tối và đặc thù riêng nên dễ bị bạo lực, bóc lột và tổn thương. Vì vậy, khi được chính quyền quản lý, họ sẽ được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thường xuyên”, chị Trịnh Thị Hòa nhấn mạnh.
Tại buổi giao lưu Tọa đàm trực tuyến “Có nên công nhận mại dâm là một nghề?” do báo Tiền Phong tổ chức ngày 6.4, ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng Chính sách, phòng chống mại dâm – Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTBXH), cho biết quá trình lấy ý kiến để hoàn thiện chính sách về mại dâm, Cục nhiều lần tiếp xúc, làm việc với những phụ nữ, anh em, người chuyển giới hoạt động mại dâm để lắng nghe nhu cầu ý kiến của họ.
Vì vậy, nói về mong muốn của những người hoạt động mại dâm, ông Dũng cho hay, những người hoạt động mại dâm mong muốn được bảo vệ về quyền công dân và quyền con người, tránh sự đánh đập, bóc lột trong quá trình hoạt động.
“Họ cũng quan tâm đến vấn đề nhân thân, con cái họ có được bảo vệ, được đối xử bình đẳng như những người khác hay không. Họ mong muốn có chính sách để giảm phân biệt kỳ thị và can thiệp kịp thời khi họ bị bóc lột, xâm hại. Nhiều người mong muốn được tiếp cận nguồn vốn chính sách xã hội để học nghề khác, có vốn kinh doanh thay đổi công việc đang làm…”, ông Dũng nhấn mạnh.
HOA LÊ(laodong.vn)
- Màn cầu hôn siêu lãng mạn của cô dâu ‘đeo vàng trĩu cổ’ ở Nam Định với chú rể khiến dân tình ghen tị
- Cưỡng không nổi với 8 đặc sản nức tiếng Nam Định
- Nhà máy dệt Nam Định xưa
- Ngọc nữ Nam Định và màn thay đổi diện mạo đỉnh nhất của năm: “Búp bê sống” được ví là Yoshi Việt Nam
- Thành Nam văn hiến trong văn hoá ẩm thực…
- 4 năm sau đăng quang, chuyện xoay quanh Hoa hậu Kỳ Duyên là hút thuốc, chửi bậy và bạn trai đại gia?
- Phở Bò Nam Định
-
Tin mới nhất vụ cô giáo dùng dây cột bé trai 4 tuổi vào cửa sổ: Tạm đình chỉ công tác 2 nữ giáo viên
-
Làng nghề đúc đồng truyền thống Tống Xá xã Yên Xá huyện Ý Yên
-
Hồ Truyền Thống – Công Viên Tức Mặc Nam Định
-
Di dân khẩn cấp vùng sạt lở bãi sông Ninh Cơ (Nam Định): Nhiều năm triển khai vẫn chậm tiến độ
-
Nam Định: Phát hiện sử dụng tài liệu, 2 thí sinh bị đình chỉ thi
-
Dự án bệnh viện gần nghìn tỷ ở Nam Định bỏ hoang 7 năm, thành nơi nuôi trâu
-
Giang hồ Thành Nam và những bí mật lần đầu công bố
-
Nam Định: Xe máy mất lái khi đi tốc độ cao, 2 người thương vong
-
Khắc phục sai phạm ở Bệnh viện Nhi Nam Định
-
Huyện Vụ Bản: Cần sớm xem xét giải quyết cấp sổ đỏ cho gia đình thương binh nặng
-
Nam Định: Bàn giao tàu đánh cá vỏ thép thứ ba cho ngư dân
-
Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Kỷ Hợi(Nam Định): Cán bộ “ném tiền, cướp lộc” sẽ bị phê bình
-
Hỗn chiến kinh hoàng tại quán karaoke khiến 2 người thương vong
-
Giải oan cho 11 người con nghi bỏ rơi mẹ già nằm liệt giường ở Nam Định
-
Về Nam Định ăn phở 5 nghìn