Những ngày tháng 5 này, nhiều người dân ven biển huyện Hải Hậu (Nam Định) có thu nhập vài trăm nghìn đến triệu đồng từ việc đánh bắt loại hải sản độc đáo – vẹm xanh.

Khi thủy chiều xuống, nhiều khu vực bãi biển xã Hải Lý, Hải Đông… (huyện Hải Hậu) lại trở nên nhộn nhịp với cảnh đánh bắt vẹm xanh.


Theo người dân nơi đây, vẹm xanh không phải lúc nào cũng có. Do vẹm xanh được sinh trưởng tự nhiên, cho nên một năm chỉ có khoảng 2-3 đợt. Mỗi đợt đánh bắt chỉ kéo dài 5 -7 ngày, tùy vào lượng đánh bắt của người dân.

Vẹm xanh có đặc tính sống bám vào một vật cố định như: gạch, đá ở mực nước sâu 6m – 10m. Màu sắc nổi bật nên vẹm xanh rất dễ quan sát và đánh bắt.

Khó khăn nhất của việc đánh bắt vẹm xanh là phải “thạo” được thủy chiều lên – xuống của nước biển. Lúc nước ròng, lộ ra phần đá, gạch – nơi vẹm xanh bám vào, do đó việc đánh bắt dễ dàng nhất.

Vẹm xanh dày đặc, bám chặt vào các khu vực đá, gạch tự nhiên.

Việc thu hoạch vẹm xanh của người dân nơi đây tự do và linh động. Những vệt vẹm xanh to được người dân thu trước.


Để có nhặt được những con vẹm xanh to, nhiều người đã chọn các điểm bãi đá xa bờ, nước ngập…

????????????????????????????????????

Chị Huế (35 tuổi, xã Hải Lý) chia sẻ, thời gian đánh bắt vẹm xanh chỉ kéo dài từ 1-2 giờ đồng hồ mỗi ngày, đến khi thủy chiều lên, nước ngập các tảng gạch đá, việc đánh bắt cũng khó và có thể nguy hiểm.

Trong những ngày này, bình quân mỗi người cũng có thể nhặt được 20-30kg vẹm xanh sau khoảng 2 giờ đánh bắt.

Vẹm xanh được thương lái thu mua luôn tại bãi với giá 40-50 nghìn đồng/ kg. Trên thị trường hải sản, vẹm xanh được bán giá 90-100 nghìn đồng/ kg.

Nhiều món ăn ngon được chế biến từ loại hải sản độc đáo này như: vẹm xanh nướng mỡ hành, vẹm xanh hấp, vẹm xanh sốt kem hay sốt tỏi ớt…

Trên thế giới, vẹm xanh phân bố ở vùng biển châu Á – Thái Bình Dương và được nuôi nhiều tại Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Ở nước, vẹm xanh là loại hải sản được đánh bắt nhiều ở biển miền Trung.
Vẹm vỏ xanh (vẹm xanh) có tên khoa học là Perna Viridis, thường được tìm thấy phát triển mạnh mẽ ngoài khơi bờ biển Úc và New Zealand. Vẹm xanh là động vật nhuyễn thể hai mảnh, sống tự do dọc bờ biển sống trong môi trường nước có độ mặn dao động từ 20-30%, chất đáy là đá, sỏi, san hô… Khi còn nhỏ, vẹm vỏ xanh có vỏ màu xanh, lúc trưởng thành thì vỏ chuyển màu nâu đen.
Vẹm xanh có tác dụng chống viêm tự nhiên, có lợi cho rối loạn khớp và nhiều bệnh viêm khác. Ngoài hàm lượng vitamin, vẹm xanh cũng rất giàu protein, khoáng chất, các enzyme, vitamin và GAGs (glycosaminoglycans) là các yếu tố quan trọng trong việc hình thành và sửa chữa sụn khớp.
Theo (Dân Việt)
- Vàng son một thời: Nhà máy lương công nhân tương đương lương giám đốc
- Tới chợ Viềng Nam Định ngày đầu xuân để… “mua may bán rủi”
- Kiểm kê quà tặng 20/10: Không có sáng tạo nhất, chỉ có sáng tạo hơn!
- Phở gia truyền Nam Định
- Dư âm ngày 20/11: Ơn Cha nghĩa Thầy ở trường Nguyễn Khuyến – Nam Định với hơn 40 năm lịch sử
- Hình dáng Thăng Long giữa lòng Nam Định
- Làng cổ Bách Cốc – Vụ Bản Nam Định
-
Bánh chưng bà Thìn – Nam Định
-
CSGT chặn nhóm người nghi dùng ôtô bắt giữ thanh niên quê Nam Định
-
Một ngày ở đồng quê không muối Bạch Long
-
Mỹ Lộc, Nam Định: UBND xã Mỹ Phúc có tiếp tay cho nạn “chặt chém” du khách?
-
Món ngon Nam Định: Bánh cuốn làng Kênh
-
Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
-
Làng Hành Thiện ngôi làng có 60 giáo sư, phó giáo sư
-
Tin bão số 3: Công điện khẩn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định
-
Lạnh người lời khai của nghịch tử dùng chất kịch độc giết cha và hàng xóm
-
“Nghịch tử” ngáo đá sát hại bố mẹ: Vợ con may mắn thoát nạn
-
Nam Định: Nam thanh niên rơi từ tầng 4 xuống xuống đất nguy kịch
-
Xuân Trường (Nam Định): Cây Gạo 250 năm tuổi được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Nam Định tan hoang sau cơn bão số 1
-
Nam thợ xây bị phạt 7 triệu đồng sau liên hoan tất niên cuối năm
-
Nam Định: Thêm huyện Hải Hậu xuất hiện dịch tả lợn châu Phi