Trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh COVID-19 ở trong nước và trên thế giới, Thủ tướng Chính Phủ đã quyết định chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia, cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với TP HCM, Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao.
“Nhóm tỉnh thành này không phải là bất biến, mà có thể thay đổi. Tuần sau Chính phủ sẽ họp, xem xét lại việc cách ly xã hội sẽ kéo dài đến 22/4, hay 30/4, tuỳ tình hình thực tế”, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành về công tác phòng chống Covid-19, chiều 15/4. Ông cũng đề nghị, TP HCM, Hà Nội cùng 10 tỉnh khác dù tiếp tục cách ly xã hội vẫn phải quan tâm sản xuất, xây dựng hạ tầng.
Trước đó, sáng 15/4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 để bàn, thảo luận về các giải pháp chống dịch sau ngày 15/4, trình Thủ tướng xem xét, quyết định, theo Zing.
Trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh Covid-19 ở trong nước và trên thế giới, Ban chỉ đạo đánh giá nhờ thực hiện các biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng dịch bệnh trên thế giới còn kéo dài. Trong nước, diễn biến dịch và điều kiện giữa các địa phương trong cũng khác nhau. Do đó, trong thời gian tới chúng ta vừa phải tiếp tục phòng, chống dịch, vừa phải bảo đảm cuộc sống người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện có dịch bệnh.
Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo thống nhất kiến nghị Thủ tướng, Thường trực Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện “cách ly xã hội” theo Chỉ thị 16. Đối với những tỉnh, thành phố nằm trong nhóm nguy cơ cao, Ban Chỉ đạo kiến nghị tiếp tục thực hiện biện pháp cách ly xã hội như quy định trong Chỉ thị 16 thêm ít nhất 1 tuần.
Ban Chỉ đạo cũng thống nhất sẽ đưa ra những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các địa phương phải thực hiện nghiêm chỉnh như: Đeo khẩu trang, không tập trung đông người, giữ khoảng cách, bảo đảm vệ sinh dịch tễ… Một số loại hình dịch vụ kinh doanh, vui chơi giải trí chưa được phép hoạt động.
Tuỳ theo điều kiện và mức độ đánh giá nguy cơ của từng địa phương, lãnh đạo tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm quy định các biện pháp bổ sung để vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội.
Đối với những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, trong trường hợp thật cần thiết, sẽ được tổ chức theo các hướng dẫn về giám sát y tế để bảo đảm an toàn. Những địa phương có nguy cơ và nguy cơ thấp, một số hoạt động sản xuất kinh doanh được hoạt động có điều kiện trên cơ sở bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ…
Các địa phương được chia thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp tương ứng.
Nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành: TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh.
Các tỉnh này được kiến nghị tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, ít nhất đến ngày 22/4. Sau đó, Ban Chỉ đạo sẽ đánh giá và báo cáo, đề xuất Thủ tướng quyết định.
15 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ là: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp. Các tỉnh còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.
Theo Ban chỉ đạo, có 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm “nguy cơ cao”, “nguy cơ vừa”, “nguy cơ thấp”, đó là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu, việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ, việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng, việc tập trung đông người.
Cụ thể, với nhóm 12 tỉnh thành “nguy cơ cao”, việc hạn chế ra khỏi nhà; cấm tập trung đông người; đóng cửa (với hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội, lễ nghi tôn giáo đông người, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết, trường học); hạn chế giao thông (hàng không, xe khách, taxi, kể cả taxi công nghệ), áp dụng biện pháp phòng bệnh cá nhân (đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc, sát khuẩn rửa tay xà phòng); dừng hoạt động doanh nghiệp/nhà máy/xí nghiệp, kinh doanh cá nhân là “bắt buộc”.
Với nhóm 15 tỉnh thành “nguy cơ vừa”, các quy định nới lỏng hơn ở mức “yêu cầu thực hiện” biện pháp: đóng cửa cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; hàng không, xe khách, taxi; dừng hoạt động doanh nghiệp/nhà máy/xí nghiệp, kinh doanh cá nhân.
Với các tỉnh thành “nguy cơ thấp”, mức “nới lỏng” tăng thêm ở chỗ, một số biện pháp như đóng cửa cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; hàng không; dừng hoạt động doanh nghiệp/nhà máy/xí nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ lẻ, kinh doanh cá nhân chỉ ở mức
- Côi cút phận già, người trẻ trong cô nhi viện Văn Giáo-Nam Định
- Chùm ảnh ấn tượng về cô giáo Siêu Mẫu tại Nam Định 2
- Nghĩa Hưng: Cây sanh dáng trực hoành được trả giá 1 tỷ đồng không bán
- Chàng trai Nam Định tự tin trước trận chung kết Olympia
- [Photo] Trải nghiệm vẻ hoang sơ của sông nước ngập mặn Vườn Quốc Gia Xuân Thủy Nam Định
- Nam Định: Hội chùa Lương
- Nam Định: Độc đáo phong tục xin ‘lửa thánh’ đầu năm cầu may
- Thành phố Nam Định ra quân mở đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại pháo
- Dùng clip ‘nóng’ tống tiền bạn gái 100 triệu đồng
- Nam Định: Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có kết thúc
- Nam Trực: Đường quê, giữa nắng vẫn… ngập
- Sự thật hai người phụ nữ bị dân vây đánh vì nghi bắt cóc trẻ em ở Nam Định
- Nam Định: Đón bằng UNESCO ghi danh ‘Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’
- Vụ nữ sinh mang bầu nhảy cầu tự tử sau khi cãi vã với bạn trai: Nạn nhân mắc bệnh về não
- Nam Định: Người phụ nữ tử vong sau khi bước hụt lúc xuống xe buýt
- Truy bắt đối tượng cắt khoá cổng lấy trộm 2 chiếc xe máy trong đêm
- Di tích lịch sử Đình Hưng Lộc xã Nghĩa Thịnh huyện Nghĩa Hưng
- Bún Đũa – Nét Ẩm Thực Thành Nam
- Đề xuất làm cao tốc 12.500 tỷ đồng qua 3 tỉnh Nam Định – Ninh Bình – Thái Bình
- Hành trình đến với lòng dân
- Nam Định: 6 thuyền viên được cứu sau 2 ngày lênh đênh
- Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai công tác ứng phó với bão số 7 (bão Sarika)