Sinh năm 1980, GS. Đặng Vũ Thiên Thanh hiện là chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực não, trí nhớ và thần kinh. Ông từng gây sửng sốt thế giới khi công bố nghiên cứu mới lạ về sự hoạt động của não khi chúng ta ngủ.
Công trình chấn động ở tuổi 28
Rời Việt Nam cùng gia đình sang Bỉ định cư khi mới 2 tuổi, từ nhỏ, nhà khoa học Việt- GS. Đặng Vũ Thiên Thanh luôn khiến bạn bè trời Âu kiêng nể vì bảng điểm “đẹp như mơ”.
Suốt 7 năm học y tại Đại học Liège (Bỉ), chỉ có 2 lần anh “bị” xếp loại ưu. Những năm còn lại, kết quả học tập của anh luôn là tối ưu, tấm bằng TS y khoa được nhận năm 23 tuổi cũng thế.

GS. Đặng Vũ Thiên Thanh gặt hái được nhiều thành công khi còn trẻ.
Đặc biệt, từ năm 2004 đến nay đã giành được hơn 10 giải thưởng lớn của Bỉ, châu Âu và cả giải thưởng quốc tế nghiên cứu về giấc ngủ trao tại Mỹ.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là với thành tích vượt trội lại học ngành y, GS. Đặng Vũ Thiên Thanh hoàn toàn có thể trở thành một bác sĩ ngoại khoa danh tiếng với nhiều quyền lợi hấp dẫn, đặc biệt về mặt tài chính. Nhưng ông lại chọn một con đường chông gai hơn khi quyết định đi theo con đường nghiêu cứu khoa học ở một lĩnh vực rất mới: não, trí nhớ và thần kinh.
GS. Đặng Vũ Thiên Thanh cho biết, trước nay anh thích các lĩnh vực đòi hỏi nhiều tư duy. Thần kinh học là một trong những ngành phức tạp nhất của y học và cũng thu hút được nhiều công trình nghiên cứu nhất.
Nghiên cứu khoa học giúp ph
át triển khả năng phán xét, ngoài ra còn tạo niềm vui khi tự đặt ra các câu hỏi rồi tìm cách giải đáp bên ngoài các kiến thức sẵn có. Y học lâm sàng cũng thú vị vì bác sĩ được gặp gỡ trực tiếp bệnh nhân và tạo nên các mối quan hệ rất nhân bản. Nếu kết hợp được cả hai, dù rất khó khăn, sẽ tạo được nền tảng lý tưởng để phát triển nghề nghiệp.
“Quả thật vẫn còn nhiều chênh lệch về thu nhập giữa bác sĩ các chuyên khoa khác nhau và giữa người làm công tác nghiên cứu với người điều trị lâm sàng. Nhưng với tôi, các giá trị nhân văn và khoa học mới là mục tiêu tối thượng của nghề y chứ không phải yếu tố tài chính”, GS. Đặng Vũ Thiên Thanh chia sẻ.
Sau nhiều năm nghiên cứu về giấc ngủ, năm 2018, ở tuổi 28, nhà khoa học trẻ đã công bố một công trình nghiên cứu về giấc ngủ quan trọng do anh làm chủ nhiệm. Đó là phát minh mang tên: “Não vẫn tỉnh ngay cả khi trong giấc ngủ sâu” (Brain still awake even during deep sleep).
Công trình nghiên cứu của GS. Đặng Vũ Thiên Thanh cho thấy rõ rằng não bộ của chúng ta vẫn còn thức khi con người đang trong giấc ngủ sâu. Nghiên cứu về giấc ngủ này được các nhà khoa học đánh giá rất cao và công trình nhanh chóng được phổ biến bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
Phát minh về giấc ngủ này đã được những trường đại học nổi tiếng ở những quốc gia châu Âu, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… giới thiệu và sẽ tiếp tục là cở sở cho những khám phá sâu rộng hơn trong nghiên cứu về giấc ngủ cũng như ngành Y khoa trong tương lai.
Mong đóng góp cho đất nước
Làm nghiên cứu khoa học, lại là nghiên cứu chuyên sâu vốn tưởng rất khô khan, nhưng GS. Đặng Vũ Thiên Thanh lại rất mê thể thao và các bộ môn nghệ thuật như chơi piano, đam mê nhạc cổ điển, nhạc thính phòng, đi xem triển lãm nghệ thuật, du lịch… “Những hoạt động này giúp tôi cân bằng cuộc sống”, nhà khoa học trẻ chia sẻ.

Công trình “Não vẫn tỉnh ngay cả khi trong giấc ngủ sâu” (Brain still awake even during deep sleep) của nhà khoa học Việt gây chấn động thế giới.
Đặc biệt, GS. Đặng Vũ Thiên Thanh cho biết, điều tiếc nuối nhất là rời Việt Nam khi còn quá nhỏ, và mong muốn của anh là được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về y khoa của mình cho những bạn trẻ trong nước, đặc biệt về lĩnh vực chuyên sâu của anh là thần kinh và ngành não học.
“Tôi sẽ rất hãnh diện nếu có thể được đóng góp để cải thiện sức khỏe cho người Việt mình sau khi được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp và thực hành bằng những trang thiết bị tiên tiến”, GS Thiên Thanh chia sẻ.
GS. Đặng Vũ Thiên Thanh làm việc tại các ĐH, bệnh viện, tổ chức khoa học hàng đầu thế giới như Quỹ nghiên cứu khoa học quốc gia Bỉ (FNRS), Bệnh viện Pitié-Salpêtrière (Paris – Pháp), Bệnh viện Zurich (Thụy Sĩ), Trường y khoa Harvard (Boston – Mỹ), ĐH Montréal (Canada).
Anh còn giành được hàng loạt giải thưởng của các tổ chức rất uy tín như Hội Nghiên cứu giấc ngủ châu Âu, Hội Nghiên cứu giấc ngủ Mỹ, Hội Thần kinh học Bỉ … Ngoài ra, anh là tác giả của nhiều bài viết trên các chuyên san khoa học PNAS, Annals of the New York Academy of Science, PloS Biology, Journal of Sleep Research…
- Khách bơi khỏa thân cứu tàu mắc cạn ở Sydney
- Gặp nam sinh đẹp trai, 6 múi, chủ nhân của clip khởi động môn thể dục bằng cách quạt chả trên nhạc Vina House siêu dễ thương
- Đại chiến bóng nước” chống lại lũ bạn cùng khối 12 THPT GIAO THỦY B Trong ngày cuối cấp 2018
- Trót “sở hữu” vòng 1 ngoại cỡ, cô bạn bị chủ shop phũ phàng khuyên “mặc áo con trai cho dễ chịu”
- Đặc sắc 2 di tích từ đường dòng họ ở Giao Thủy
- Nam Định – Một trong 34 nền văn hóa tiêu biểu của thế giới
- Nữ sinh “đất học” Nam Định vượt khó giành 27 điểm khối C
-
Nam Định: Thiếu nữ 14 tuổi bỏ nhà đi để lại lời nhắn “Đừng tìm nữa”
-
Chả cá Hùng Vương – ‘thương hiệu vàng’ của đất Thành Nam
-
750 Thiên Trường Nam Định
-
Nem nắm Giao Thủy – nét tinh hoa của nền văn minh lúa nước
-
Bảo mẫu hành hạ bé hơn 1 tháng tuổi khai gì trước cơ quan Công an?
-
Đặc sản thôn quê Nam Định: Gạo Tám xoan Hải Hậu chính hiệu
-
Lễ hội truyền thống đền Trần năm 2017
-
Ôtô khách đâm thẳng vào nhà dân, hơn 30 người thoát chết
-
Nguồn nước sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân ở Nam Định bị ô nhiễm
-
Phế tích Tháp Chương Sơn- Di tích quốc gia
-
Chung quanh vụ việc bệnh nhân tử vong do cắt a-mi-đan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
-
Danh tính nạn nhân trong vụ sập giàn giáo 9 người thương vong ở Nam Định
-
Yên bình xứ đạo Hải Hậu bên bờ biển
-
Nổ xe tại Berlin – khủng bố hay tai nạn ?
-
Dấu ấn văn hóa thời Trần ở Nam Định