Ngày 12 tháng 8 năm 2021, UBND tỉnh tổ chức họp về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và tình hình triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp, cùng tham dự có đồng chí Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí lãnh đạo đại diện các Sở, ngành là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh, Ban Giám đốc Sở Y tế. Sau khi nghe đồng chí Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế và đồng chí Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo, ý kiến của các đại biểu, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kết luận:
Trong tuần vừa qua, tình hình dịch COVID-19 ở nước ta tiếp tục diễn biến rất phức tạp, trong tỉnh đã ghi nhận thêm 06 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 04 trường hợp trở về từ thành phố Hồ Chí Minh, Thừa thiên Huế và 02 trường hợp lây nhiễm thứ phát đã khoanh vùng cách ly. Các cấp, các ngành đã tập trung cao thực hiện quyết liệt, bài bản, kịp thời các giải pháp về phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh, kiểm soát chặt chẽ không để dịch lây lan trên diện rộng và đảm bảo theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh. Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát. UBND tỉnh đánh giá cao, ghi nhận và biểu dương các cấp, các ngành nhất là các lực lượng tuyến đầu như: Y tế, công an, quân sự… trong công tác phòng, chống dịch. Biểu dương huyện Giao Thủy đã chủ động, quyết liệt, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người dân về địa bàn, khai báo y tế, thực hiện nghiêm việc cách ly y tế tại nhà.
Thời gian tới tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến rất phức tạp, luôn thường trực nguy cơ cao tiếp tục có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể trong phòng chống dịch, giữ vững thành quả, không để dịch lây lan trên địa bàn, đồng thời duy trì phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, các Bộ, ngành Trung ương; chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Thường xuyên cập nhật những chỉ đạo, hướng dẫn mới để lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời theo tinh thần chủ động, bình tĩnh, linh hoạt, bản lĩnh trong mọi tình huống của dịch bệnh; với phương châm có thể áp dụng sớm hơn, cao hơn các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.
2. Triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cụ thể:
– Từ 12h00’ ngày 13/8/2021, tỉnh Nam Định dừng tiếp nhận người dân từ các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi hết giãn cách xã hội; trừ những trường hợp theo kế hoạch thống nhất giữa UBND các tỉnh, thành phố nơi giãn cách xã hội và UBND tỉnh Nam Định hoặc các trường hợp công vụ, ngoại giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
– Những trường hợp được phép vào tỉnh phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch:
+ Người đã được tiêm đủ 02 mũi vắc xin (theo chứng nhận của cơ quan y tế hoặc hiển thị trên sổ sức khỏe điện tử) phải thực hiện cách ly y tế tập trung 07 ngày kể từ ngày về tỉnh, sau đó tiếp tục cách ly y tế tại nhà 14 ngày; đồng thời phải thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành y tế;
+ Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ số mũi vắc xin phải thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày kể từ ngày về tỉnh, sau đó tiếp tục cách ly y tế tại nhà 14 ngày; đồng thời phải thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành y tế.
+ Những trường hợp trên phải tự chi trả kinh phí cách ly, xét nghiệm.
3. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các chốt kiểm soát liên ngành:
– Các chốt kiểm soát liên ngành của tỉnh, giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành
+ Thực hiện nghiêm hoạt động 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần; siết chặt, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện về tỉnh, tuyệt đối không được để xảy ra tiêu cực; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
+ Phân loại, sàng lọc, kịp thời bàn giao cho các huyện, thành phố đối với các trường hợp được phép vào tỉnh phải thực hiện biện pháp cách ly y tế tập trung theo quy định của UBND tỉnh.
+ Chỉ đạo Công an thành phố Nam Định phối hợp với Công ty cổ phần đường sắt Hà Ninh và các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người dân về tỉnh tại ga Nam Định và yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
– Các chốt của huyện, thành phố:
+ Tăng cường kiểm soát chặt chẽ người từ địa bàn các tỉnh lân cận; rà soát, phân loại và yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.
+ Kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện, hạn chế số lượng các chuyến đò qua sông sang các tỉnh lân cận.
– Đối với người lao động làm việc ở tỉnh ngoài đi về trong ngày; người lao động ở các tỉnh lân cận làm việc tại tỉnh đi về trong ngày: Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 134/TB-UBND ngày 28/7/2021.
4. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn huy động lực lượng công an cấp xã, các lực lượng chức năng, tổ phòng, chống dịch COVID-19 cộng đồng, trưởng thôn (xóm), tổ trưởng tổ dân phố tiếp tục quản lý chặt chẽ nhân khẩu; thực hiện nghiêm phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”; kịp thời phát hiện, xử lý ngay các trường hợp từ tỉnh khác về địa bàn mà không khai báo. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đối với các trường hợp cách ly tại nhà, các trường hợp tự theo dõi sức khỏe, các trường hợp sau khi kết thúc cách ly tập trung theo quy định.
5. Tăng cường năng lực xét nghiệm trên diện rộng:
– Sở Y tế rà soát, có phương án mua sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác xét nghiệm đảm bảo đáp ứng mọi tình huống của dịch bệnh.
– Ban Quản lý các Khu công nghiệp (đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp), UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp có sử dụng trên 100 công nhân phải thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên xác suất đối với người lao động 1 lần/tuần; phải thực hiện xét nghiệm (test nhanh kháng nguyên hoặc Realtime PCR) 1 lần/tuần đối với người lao động cư trú ở các tỉnh lân cận đi về trong ngày để sàng lọc nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.
6. Về triển khai tiêm vắc xin
– Sở Y tế, các ngành liên quan, các huyện, thành phố kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ vắc xin đảm bảo khoa học, đúng đối tượng theo quy định, trong đó ưu tiên tiêm đủ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, như: y tế, công an, quân sự; lực lượng cung cấp đảm bảo nhu yếu phẩm; những người đã được tiêm mũi 1…; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vắc xin, phân bổ không đúng đối tượng. Thường xuyên rà soát, kiểm tra việc phân bổ, tổ chức tiêm vắc xin kịp thời điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế và theo đúng quy định.
– Sở Y tế, các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin khi được phân bổ đảm bảo kịp thời, an toàn, hiệu quả, đúng đối tượng. Tiếp tục rà soát, bổ sung phương án, kịch bản chi tiết và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vắc xin trên diện rộng nhất là nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác tiêm đảm bảo năng lực tiêm khoảng 40.000 liều/ngày.
7. Các huyện, thành phố
– Phối hợp với ngành Y tế, Quân sự rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nâng cao năng lực tại các cơ sở cách ly tập trung; kiểm soát chặt chẽ hoạt động trong cơ sở cách tập trung.
– Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc, chấn chỉnh việc thực hiện công tác phòng, chống dịch trong phạm vi, địa bàn quản lý; cấp trên kiểm tra cấp dưới; cấp huyện kiểm tra cấp xã; cấp xã kiểm tra các thôn, xóm, tổ dân phố; tổ COVID- 19 cộng đồng kiểm tra, giám sát cá nhân, gia đình.
– Thực hiện “Tháng cao điểm phòng chống COVID-19”, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng chống dịch tại các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và người dân, nhất là việc thực hiện đeo khẩu trang, khai báo y tế…
– Trên cơ sở hướng dẫn của ngành Y tế, xây dựng cụ thể phương án phân bổ vắc xin và tổ chức tiêm theo đúng quy định.
8. Sở Y tế, các Sở ngành, các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án, kịch bản phòng chống dịch đáp ứng với từng cấp độ của dịch bệnh; xây dựng phương án bệnh viện dã chiến khi dịch lây lan trên diện rộng.
9. Sở Y tế chỉ đạo thường xuyên rà soát trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm phục vụ cách ly, điều trị, xét nghiệm để có phương án mua bổ sung đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu hiện tại và chuẩn bị sẵn sàng với mọi tình huống của dịch bệnh. Việc mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm thực hiện theo quy định hiện hành và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
10. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền (nhất là thông qua hệ thống truyền thanh của xã, phường, thị trấn; truyền thanh lưu động) về tình hình dịch COVID-19, các biện pháp phòng, chống dịch và chính sách hỗ trợ an sinh xã hội để người dân biết, ủng hộ tích cực tham gia và giám sát thực hiện. Tuyên truyền, vận động nhân dân không đi ra khỏi địa bàn, khỏi tỉnh nếu không thật sự cần thiết; vì sức khỏe của chính mình, gia đình và cộng đồng.
11. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan
– Tăng cường thông tin, hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng các ứng dụng liên quan đến việc phòng chống COVID-19 như: khai báo y tế, tiêm vắc xin… trên thiết bị điện tử. Đồng thời đảm bảo an toàn, an ninh mạng; xử lý nghiêm, kịp thời thông tin xấu độc trên không gian mạng.
– Đẩy nhanh tiến độ kê khai, nhập dữ liệu điện tử về tiêm vắc xin; đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả hệ thống thông tin điện tử về tiêm vắc xin.
12. Sở Lao động Thương và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục tập trung triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 30/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và không để xảy ra lợi dụng, trục lợi chính sách.
Các Sở, ban, ngành, các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các nội dung tại Thông báo này./.
- Du Lịch Nam Định vào mùa thu
- Hoa hậu Kỳ Duyên ‘nghiện’ mặc hở khoe vòng một sau nâng cấp
- Hồ Truyền Thống – Công Viên Tức Mặc Nam Định
- Đến Nam Định, không quên ghé qua nhà thờ lớn nhất Đông Dương
- Sân vận động Thiên Trường Nam Định (Sân Chùa Cuối )
- Ghé Thăm Làng Khảm Lâu Đời La Xuyên
- Chùm ảnh triển lãm cổ vật Hải Hậu năm 2016
- Nam Định: Tòa nhà cao ngất ngưởng bỏ hoang giữa lòng thành phố
- TRÊN 2 TỶ USD ĐẦU TƯ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NAM ĐỊNH 1
- Top 10 trường cấp 3 đứng đầu tỉnh Nam Định
- Nam Định: TAND huyện không tuân thủ Bộ luật Tố tụng Dân sự
- Nam Định: Thông tin chính thức từ cơ quan công an vụ “cướp tiệm vàng bất thành” tại Giao Thủy
- Nam Định: Xe máy mất lái khi đi tốc độ cao, 2 người thương vong
- Nam Định: Nam thanh niên rơi từ tầng 4 xuống xuống đất nguy kịch
- Đại An (Vụ Bản) – vùng đất đậm đặc các di sản văn hóa
- Nam Định: Côn đồ dùng súng bắn trọng thương tài xế và phụ xe khách
- Lời khai chấn động của người mẹ trẻ nghi ném bé sơ sinh xuống đất tử vong ở CC Linh Đàm
- Các rạp chiếu phim, kịch tại Thành Phố Nam Định
- Độc đáo nghệ thuật múa Sơn Quân – Trực Ninh Nam Định
- 9X Nam Định chết vì điện giật dưới ruộng: Người không vết cháy, dính bùn?
- Vụ khách Tây đăng clip tố bị trả tiền âm phủ: Nam tài xế khóa máy, công an Hoàn Kiếm phải in ảnh tìm kiếm xác minh
- Đi tìm nét khác biệt của phở Hà Nội – Nam Định – Sài Gòn