Khi lên ngôi, Trần Cảnh mới 8 tuổi, mọi việc triều chính đều trong tay Thái sư Trần Thủ Độ và Nhiếp chính Trần Thừa.
Kế nghiệp nhà Lý khi đất nước đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, họ Trần đã phải chống chọi với bao thử thách, khó khăn. Khi đất nước tạm yên, vào mùa thu năm Tân Mão (1231) vua Trần Thái Tông mới có dịp chính thức về cố hương Tức Mặc dâng lễ ở tiên miếu, mở yến tiệc thết đãi và ban lụa cho các bô lão trong hương. Năm sau, nhà Trần cho ban định triều nghi và đồng thời cho tu tạo lại đền thờ dòng họ.

Hành cung Thiên Trường – Hậu cứ vững chắc của nhà Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông
Đầu năm 1258 quân địch ào ạt vượt qua biên giới, tấn công vào nước ta. Sau trận đầu thất lợi ở Bình Lệ Nguyên, nhà Trần quyết định rút lui khỏi kinh thành Thăng Long, xuôi theo sông Hồng về đóng giữ ở Thiên Mạc. Trong khi đó, để giúp triều đình rảnh tay đánh giặc, Linh Từ Quốc mẫu đưa thái tử và vợ con các tướng tá về lánh nạn ở khu vực hành cung Tức Mặc. Không chỉ lo việc chăm sóc hoàng tộc, bà còn đi thu thập tất cả nhưng vũ khí còn cất trong các thuyền đi lánh nạn để gửi ra cho quân đội đang trực tiếp chiến đấu. Hành cung Tức Mặc trở thành một hậu cứ lợi hại của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất.
Ngay sau chiến thắng, mặc dù mới 41 tuổi, Trần Thái Tông đã nhường ngôi cho con để lên làm Thái Thượng hoàng. Đây là một chính sách độc đáo của nhà Trần nhằm kết hợp kinh nghiệm cai trị của vua cha với việc đào tạo huấn luyện cai trị từ sớm cho người kế tục. Lúc đầu Thượng hoàng lui ra ở Bắc cung tại Thăng Long, nhưng qua thực tế ông thấy cần phải chú trọng hơn tới việc củng cố hành cung Tức Mặc.
Năm 1262 Thượng hoàng Trần Thái Tông đích thân đến Tức Mặc xem xét việc mở rộng hành cung. Sau chuyến thị sát, cùng với việc gấp rút chế tạo vũ khí, đóng chiến thuyền và tích cực cho quân sĩ luyện tập sẵn sàng đối phó với những cuộc chiến tranh mới từ phía quân Mông Cổ, nhà Trần đổi hương Tức Mặc làm phủ Thiên Trường và cho xây dựng thêm ở đây một cung điện mới là cung Trùng Quang dành cho Thượng Hoàng. Lại xây riêng một khu khác cho các vua nối ngôi về chầu gọi là cung Trùng Hoa. Phủ Thiên Trường là một đơn vị hành chính đặc biệt bao gồm một vùng đất rộng lớn mà Tức Mặc là thủ phủ. Bao quanh hai cung điện chính, lần lượt các cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Tứ cũng được xây dựng dành cho gia đình các hoàng thân, quốc thích.

Tượng Thát Sát – Biểu tượng của Hào khí Đông A.
Thực tế cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ đã buộc những người đứng đầu triều Trần phải nghĩ tới một hậu cứ liên hoàn để sẵn sàng cho một kế hoạch rút lui chiến lược khi cần thiết. Lui về làm Thái Thượng hoàng từ lúc còn rất trẻ, Trần Thái Tông là người sớm nhận ra sự cần thiết phải xây dựng một căn cứ an toàn làm hậu thuẫn cho hành cung Thiên Trường. Địa điểm được chọn là vùng núi Vũ Lâm thuộc phủ Trường Yên. Hệ thống căn cứ liên hoàn này đều có đường thuỷ nối liền với sông Đáy để khi cần thiết có thể thoát ra biển. Trong thế liên hoàn nương tựa vào nhau, hai hành cung Vũ Lâm và Thiên Trường đã là hậu cứ quan trọng cho hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông tiếp theo.
Nguồn tin: Địa chí Nam Định
- Hè về, làng quê dần phai dấu
- Hải Hậu: Gần 200.000 người thi “An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện”
- Cuộc sống như mơ của Vũ Thanh Quỳnh – hot girl phẫu thuật thẩm mỹ
- “Cụ” hoa giấy dáng “siêu phàm”, còi dí mà giá hơn 100 triệu ở Nam Định
- Khám phá ít ai hay về cá bống bớp, đặc sản Nam Định
- Nam Định: Sở hữu ‘chị’ gà mặt sư tử nghìn đô, trai trẻ chiều gà hơn người yêu
- Nam Trực: Nguyệt quế song thân giá hàng chục cây vàng
-
Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo (Nam Định) được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt
-
Nhà Thờ Lớn TP.Nam Định
-
Bạn gái mang bầu 4 tuần nhảy cầu tự tử, thanh niên quê Nam Định gào khóc đòi nhảy theo
-
Nam Định: Bàn chuyện mua đất chôn lợn
-
Nguyên Bí thư Tỉnh đoàn Nam Định tố bị giả mạo chữ ký
-
Phong phú quà quê Nam Định
-
Tiết lộ bất ngờ về thân thế thiếu phụ xinh đẹp bị nam thanh niên 9X sát hại ở Royal City
-
Nam Định: Mùng 3 Tết, “hôn” đuôi xe buýt, người đàn ông đi xe máy thiệt mạng thương tâm
-
Áp thấp nhiệt đới tiến gần bờ biển Nam Định-Thanh Hóa, có thể mạnh lên
-
Mãn nhãn với hang đá rực rỡ trong đêm tại Nam Định
-
Liên tiếp 14 trạm biến áp tại Nam Định bị cắt trộm dây trung hoà
-
Ngân sách nhà nước thất thu 4.000 tỷ tại những dự án của Nam Cường ở Nam Định?
-
Về thông tin trụ móng cột điện lẫn đất: Đã có kết quả kiểm tra thực tế
-
Ý Yên (Nam Định): Cổng làng nằm trên đường, vì sao bị coi xâm phạm di tích?
-
Nhiều người ở Nam Định nhập viện do nghi ngộ độc