Trong khi giá trung bình cho một bát phở hiện nay là 25.000-30.000 đồng thì tại thành phố Nam Định, một quán phở chỉ bán với giá rẻ bất ngờ: 5.000 đồng/bát.
Quán nằm trong con hẻm nhỏ ở TP.Nam Định, do chị Trần Thị Trung làm chủ. Với dáng hơi đậm người, khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu cùng thái độ vui vẻ, xởi lởi, chị Trung được nhiều thực khách gọi trìu mến là “chị Béo”, “cô Béo”.
Giới thiệu về cửa hàng đặc biệt của mình trong một video gần đây do VnExpress thực hiện, chị Trung thật thà cho biết: “Quán của tôi bán được 15 năm rồi. Tôi bán bún, phở, cháo, giá 5.000/bát từ năm 2005 và đến giờ vẫn giữ giá như vậy. Vì khách hàng đa số là sinh viên, học sinh, các em, các cháu ít tiền, chỉ ăn đến thế thôi”.
Theo chia sẻ của bà chủ, quán bán từ 5h30 chiều và kết thúc khoảng 12-1h đêm. Dù thương hiệu là phở 5.000 nhưng chị Trung có phục vụ những bát có giá cao hơn, 10.000, 15.000 hoặc 20.000 cho khách hàng có nhu cầu. Trong đó, số lượng khách dùng phở 5.000 vẫn là chủ yếu, chiếm tới 70%. Mỗi ngày chị bán khoảng 350 bát bún, phở 5.000 và khoảng 200 bát là giá từ 10.000 trở lên.
Về chất lượng, chị Trung cho biết phở ngày nào bán hết ngày ấy nên không có hàng tồn. Nhiều khách hàng đánh giá dù chỉ 5.000 đồng/bát nhưng phở chị vẫn đạt tiêu chí ngon và rẻ. Mỗi bát phở đều được sắp xếp đầy đặn với những sợi phở mềm, nhỏ, một miếng xá xíu, một viên mọc hoặc một miếng chả lá lốt, cùng một ít thịt gà xé phay. Đặc biệt, nước dùng vô cùng ngọt, béo, thanh lại là điểm nhấn và quyết định cho bát phở.
Nói về bí quyết khiến phở 5.000 đồng mà vẫn có hương vị đặt biệt, chị chia sẻ: “Nước dùng là yếu tố quan trọng nhất để có một bán phở ngon. Ở quán của tôi nước dùng được hầm hoàn toàn từ xương gà ta. Mỗi ngày tôi bán hết vài chục con gà và tất cả số xương đó tôi đều không bỏ đi mà để làm nước dùng nên nó mới được nhiều thực khách yêu thích như vậy”.
Với diện tích chưa đầy 15m2, lại có giá cả phù hợp, quán phở 5.000 của chị luôn đông khách. Chị cho biết có những hôm khách đến phải chờ lâu nên quyết định ra về, nhưng hôm sau họ vẫn quay lại thưởng thực.
Dĩ nhiên, vì giá chỉ 5.000 đồng/bát, cửa hàng chấp nhận lãi ít như một cách để giữ chỗ đứng của mình trong lòng thực khách.
“Bát phở 5.000 đồng thì không thể so sánh được với phở 20.000 – 30.000 đồng. Người ta bán giá cao thì lãi nhiều, tôi bán giá thấp, chấp nhận bán nhiều và thu lãi ít. Chủ yếu lời lãi nằm ở việc bán thêm những quả trứng vịt lộn, những chai nước ngọt, cháo gà, gà tần… cùng tích cóp lại thì mới có thể tồn tại và có lời được. Nhờ đó gia đình tôi mới đủ trang trải cuộc sống và trả lương cho người làm”, chị Chung giãi bày.
Bà chủ quán phở 5.000 khẳng định trong tương lai sẽ tiếp tục giữ giá này chứ không tăng giá, vì đây đã là thương hiệu của quán. Nếu nguyên liệu đắt hơn, chị sẽ điều chỉnh lượng đồ ăn ít đi một chút, quyết không để mất thương hiệu.
- Những biệt thự triệu đô của làng nghề gỗ tại Nam Định
- Nam Định: Nhiều công đoàn cơ sở Cty tổ chức Tết Sum vầy cho người lao động
- Xôn xao thương vụ mua bán “siêu cây” 8 tỷ, độc nhất Việt Nam có nguồn gốc Nam Định
- Ảnh kỷ yếu hài hước “Chơi trội phải nói là hội lớp 12I trường THPT Ngô Quyền”
- Cô gái “vàng” vật lý đưa phở Nam Định vào bài luận MIT như thế nào?
- Làng cây cảnh Vỵ Khê
- Toàn Cảnh Quê Hương Nam Định
-
Nam Định: Tài xế ô tô bỏ trốn sau khi gây tai nạn chết người
-
Xứng danh quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh
-
Nam Định: Em bé bị tivi rơi vào đầu đã qua đời
-
Vụ giết người tại tiệm cầm đồ ở Nam Định: Tạm giữ 4 nghi can
-
Đã tìm thấy cô gái nhảy cầu Đò Quan tự tử ngày 26/06/2016
-
Gỏi nhệch Giao Thủy Nam Định
-
Đền Vĩnh Lại – Di tích lịch sử, danh thắng Thành Nam
-
Nam Định: Một phụ nữ chết thảm dưới bánh xe khách
-
Lối sống của người Nam Định
-
Gần trăm cảnh sát phong tỏa ‘phố châu Phi’ ở Sài Gòn
-
Công an lên tiếng vụ tài xế và phụ xe khách bị bắn trọng thương
-
Cuộc sống ít người biết đến ở “thiên đường sung sướng” Quất Lâm
-
Những hình ảnh Trần Lập mạnh mẽ đến tận ngày cuối cùng
-
Cán bộ hưu chuyển hưởng BHYT cựu chiến binh thế nào?
-
Cầu Tân Phong thi công nhanh kỷ lục