Hồi yêu anh, tôi chỉ nghĩ anh là con lớn trong nhà, biết thương cha mẹ, biết lo cho em út thì có lẽ sẽ là một người cha tốt, một người chồng có trách nhiệm với vợ con. Tôi không hề nghĩ đến việc lấy một người con cả trong gia đình là cái gì cũng phải đầu tàu, phải gương mẫu, phải nặng gánh chu toàn như vậy.
Quê tôi ở miền Trung, bố mẹ tôi chỉ sinh hai cô con gái. Mẹ tôi nói hồi đó mẹ muốn sinh thêm nhưng vì sức khỏe yếu nên bố tôi không cho. Hai chị em tôi được bố mẹ chăm sóc nuôi dạy ăn học đến nơi đến chốn dù gia cảnh nông thôn hồi đó cũng không khá giả gì.
Tôi ra Hà Nội học, yêu rồi lấy chồng người Bắc. Anh quê ở Nam Định, vậy nên sau khi lấy nhau chúng tôi thuê nhà ở trọ thành phố. Từ Hà Nội về quê chồng chưa đến hai trăm cây số nên thỉnh thoảng vào dịp nghỉ lễ hay cuối tuần gia đình tôi vẫn tranh thủ về nội chơi. Còn ông bà ngoại vì xa nên rất ít khi về.
Từ ngày tôi lấy chồng đã 5 năm, chưa năm nào được ăn tết với bố mẹ đẻ. Chồng tôi là con trai trưởng trong nhà, nên dù sau còn có hai em trai, một đã lập gia đình ở riêng cạnh nhà bố mẹ, một chú vẫn còn đi học ở trong nhà thì chồng tôi vẫn cho rằng tết nhất không thể nào vắng mặt.
Anh luôn nói tôi là dâu trưởng, tết nhất phải lo việc cho nhà chồng để làm gương cho em út. Rằng con gái “xuất giá tòng phu”, việc gì cũng phải bên nội trước rồi mới đến ngoại.
Tôi biết chồng tôi có tính gia trưởng, bố mẹ chồng tôi cũng quan niệm con gái lấy chồng phải lo cho nhà chồng nên 5 năm qua, dù muốn cũng khống dám mở lời xin về ngoại ăn tết. Năm nào có về thì cũng phải đợi hết mồng ba, tức là hết tết mới được về. Bố mẹ tôi cũng không quan trọng chuyện đó, họ nói chỉ cần tôi chu toàn với nhà chồng, không bị nhà chồng chê trách gì là bố mẹ vui. Bố mẹ ở quê còn có em gái lấy chồng gần thỉnh thoáng đáo qua đáo lại.
Từ cuối năm nay, bố tôi yếu đi nhiều. Mẹ gọi điện cho tôi nói tết năm nay thu xếp về thăm bố một chút, sức ông yếu thế không biết thế nào, dạo này lại hay nhắc đến con cái, mẹ lo. Tôi nghe mẹ nói, lòng cứ có dự cảm không yên, sợ rằng bố chỉ qua nổi mùa xuân này.
Nghĩ vậy tôi thủ thỉ bàn với chồng tết nay chỉ mình chồng về nhà nội còn cho mẹ con tôi được về ăn tết nhà ngoại. Dù đã rào trước đón sau, nói lý do rất rõ ràng vậy mà chồng tôi vẫn nổi giận. Anh nói “Em là dâu trưởng trong nhà mà nói tết không về lo tết cho nhà chồng mà nghe được à? Định để em út nó cười vào mặt anh à?” Tôi bảo:
-Nhưng bố em không được khỏe…
-Người già làm gì có ai khỏe mạnh. Ông đã chết ngay đâu mà lo
Tôi thực sự sốc khi chồng tôi thốt ra câu nói đó. Tôi cũng biết anh gia trưởng, bảo thủ, coi trọng gia đình mình, nhưng không ngờ đến mức coi nhà vợ không ra gì như vậy. Tôi thất vọng đến mức không nói được câu gì.
Tôi quyết định gọi điện cho mẹ chồng, nói rõ lý do để xin phép bà. Bà nghe xong, không có phản ứng gì, chỉ nói “Để mẹ hỏi chồng con xem nó muốn thế nào” rồi dập máy. Tôi không biết mẹ chồng đã gọi điện nói gì với chồng tôi mà chiều hôm ấy anh ấy về nhà sừng sộ quát mắng tôi nói không nghe lời chồng, nói tôi coi thường nhà chồng. Mẹ anh còn nói với anh “Mày không dạy bảo được vợ thì tết nay không cần về”.
Mẹ chồng tôi, bà cũng có con, cũng làm mẹ mà sao đối với thông gia, với con dâu lại vô tình như vậy. Tôi càng nghĩ càng ức nên nói hỗn với chồng tôi đôi câu. Chồng tôi lần đầu tiên trong đời giang tay tát tôi mà không hề do dự. Anh nói “Muốn về già có người phụng dưỡng sao xưa ông bà không cố đẻ lấy thằng con trai mà nhờ. Con gái lấy chồng thì phải lo cho nhà chồng chứ sai quấy gì mà lắm chuyện. Cả cô nữa, đừng có mở mồm ra là nói trai gái gì cũng như nhau. Xem tính toán thế nào, đứa sau phải đẻ con trai chứ con gái thì còn đẻ nữa”.
Chồng tôi nói đấy, người đàn ông tôi đã từng rất yêu, từng nghĩ cả đời này có thể tin tưởng, cuối cùng lại nói với vợ những câu vô tình vô nghĩa như thế. Bây giờ là thế kỷ nào rồi mà anh còn mang cái tư tưởng cũ kĩ đáng sợ như vậy. Ngay lúc đó lòng tôi sôi sục một quyết tâm, dù nhà chồng, dù chồng không đồng ý thì tết nay tôi cũng sẽ về với bố mẹ tôi. Họ biết coi trọng bố mẹ mình, còn tôi thì không chắc. Bố mẹ họ cần có người lo, còn bố mẹ tôi thì không chắc?
Buồn quá, tôi gọi điện cho em gái rồi khóc trong điện thoại. Nó nói “chị cứ về nhà chồng trước đã rồi về nhà sau cũng được, ở nhà có em đây rồi. Bố mẹ mà biết gia đình chị căng thẳng xào xáo như thế bố mẹ sẽ buồn lắm đấy”.
Em gái tôi nói đúng, nhưng tôi đã không muốn răm rắp theo ý chồng tôi nữa rồi. Kể cả sự tôn trọng với chồng, với gia đình chồng trong tôi cũng không còn nữa. Liệu tôi có nên mặc kệ tất cả, mặc kệ hậu quả sau này thế nào mà làm theo ý mình không?
Linh( dân trí)
- Tìm hiểu về món đặc sản trứ danh: Phở Bò Nam Định
- Xôi cá rô, món ngon của đất Thành Nam
- Kỳ bí ngôi làng “hình cá chép” độc nhất Việt Nam
- Làng xưa Nam Định – P.3
- Kỳ Duyên tái xuất với hình ảnh khác lạ sau scandal
- Nam Định: Bà mẹ trẻ mất việc, mất chồng chỉ vì… nặng gần 100kg
- Quy trình làm chả cá Hùng Vương, Giao Thủy – Nam Định
- Nam Định: Hồi sinh bệnh viện “ngủ quên” cả thập kỷ
- Người đàn ông quê Nam Định nằm thoi thóp bên vũng máu, cạnh xe máy đang bốc cháy
- Trở lại vùng quê cách mạng Hải Đường Hải Hậu
- Làng làm kèn Tây duy nhất cả nước tại Nam Định
- Điểm qua các quán cafe, trà sữa checkin tuyệt đẹp tại Nam Định
- Nam Định: Người cha đăng tin tìm con gái 14 tuổi mất tích trong vô vọng
- Nam Định: Clip phóng xe tốc độ cao, hai thanh niên bị ô tô tông văng hàng chục mét
- Nam Định: Vườn Quốc gia Xuân Thủy đang bị xâm phạm
- Những hình ảnh Trần Lập mạnh mẽ đến tận ngày cuối cùng
- Khuyến cáo người dân khi đi tắm biển
- Nhà thờ Giáo họ Phanxicô
- Nam Định: Xô xát trên bàn nhậu, 1 người tử vong
- Hải Triều phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống
- Nam Định: Nhóm 9X trộm từ súng tới điện thoại, bán lấy tiền “nuôi” game
- Ý Yên: Độc đáo pho tượng Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Nấp