Sau Tết Nguyên đán thì ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 01/5 là các dịp nghỉ lễ tiếp theo trong năm.
Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 được nghỉ 1 ngày
Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày nghỉ lễ được quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.
Ngày 10/3 Âm lịch năm nay (2021) rơi vào ngày thứ 4 (ngày 21/4/2021 dương lịch), do đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chỉ được nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày duy nhất (hưởng nguyên lương) mà không được nghỉ bù, hoán đổi ngày nghỉ hay nghỉ kèm ngày nghỉ cuối tuần.
Trường hợp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đi làm vào ngày lễ thì được trả lương theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
– Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
– Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

Lịch nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 21/4/2021 (dương lịch).
Ngày lễ 30/4 và 01/5 được nghỉ 4 ngày
Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ sau:
– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
Tuy nhiên, ngày Chiến thắng (30/4) và ngày Quốc tế lao động (01/5) của năm 2021 rơi vào thứ Sáu và thứ Bảy nên căn cứ vào khoản 3 Điều 111 BLLĐ năm 2019, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Đồng nghĩa với đó, người lao động làm việc theo chế độ nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật sẽ được nghỉ bù ngày thứ Bảy vào thứ Hai của tuần tiếp theo.
Như vậy, trong dịp lễ này, người lao động theo chế độ nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật sẽ được nghỉ 04 ngày liên tục từ ngày 30/4/2021 đến hết ngày 03/5/2021.

Lịch nghỉ lễ ngày 30/4 và 01/5 từ ngày 30/4/2021 đến hết ngày 03/5/2021 (dương lịch).
Tiền lương làm thêm giờ ngày 30/4 và 01/5
Khi được nghỉ lễ dài ngày, chế độ lương – thưởng luôn là vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm. Trong dịp 30/4 và 01/5 năm 2021 này, người lao động được hưởng lương – thưởng như sau
– Không đi làm ngày lễ: Theo khoản 1 Điều 112 BLLĐ năm 2019, ngày 30/4 và 01/5, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương. Do đó, nếu nghỉ 02 ngày này, người lao động được hưởng 100% lương của ngày làm việc bình thường.
– Đi làm ngày lễ (ban ngày): Người lao động đi làm vào ngày 30/4 và 01/5 được tính là làm thêm giờ.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 BLLĐ năm 2019, người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ thì được hưởng ít nhất bằng 300% lương chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.
Do đó, nếu tính cả lương được trả cho ngày nghỉ lễ, người lao động đi làm vào những ngày này sẽ được hưởng ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường.
– Đi làm vào ban đêm của ngày lễ: Theo khoản 3 Điều 98 BLLĐ năm 2019, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm sẽ được hưởng thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ của công việc bình thường, đồng thời được hưởng thêm 20% tiền lương của công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc đó.
Và như vậy, người lao động làm việc vào ban đêm của ngày 30/4 và 01/5 được hưởng tối thiểu 490% lương của ngày làm việc bình thường (nếu tính cả lương của ngày nghỉ).
- Nhà thờ Giáo xứ Bách Tính – Nam Trực Nam Định
- Đứt gánh giữa đường vì không chuẩn bị trước khi du học
- Nam Định: Bỏ nghề lương cao… lên nóc nhà bán cá gác bếp
- Ý Yên: Chuyện lạ về ‘cụ’ cây quý hiếm 600 tuổi
- Nhà Thờ Phú Nhai – Vương Cung Thánh Đường
- 18 Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Ở Nam Định Không Thể Không Đi
- Khẳng định ‘mặt khác nhờ thần thái’, cộng đồng mạng gọi Kỳ Duyên là ‘Hoa hậu nói dối’
-
Công an Nam Định lên tiếng vụ nam thanh niên bị 2 kẻ bịt mặt chém tàn bạo
-
Nam Định: Rác thải bủa vây “xã nông thôn mới”
-
Mẹ Nam Định khoe những mâm cơm ngon rẻ khiến bạn bè bất ngờ hỏi “phải mày không đấy”
-
Nam Định: Danh sách 15 ứng cử viên Đại biểu Quốc hội
-
Nem Nam Định thuộc 1 trong 6 món nem ngon nhất 3 miền Việt Nam
-
Làng cổ Bách Cốc – Vụ Bản Nam Định
-
Kẻ đánh vợ hờ mang bầu tử vong từng có hai tiền án
-
Về Nam Định ăn gỏi cá…
-
Nam Định: Nữ sinh 15 tuổi nhảy cầu Vòi tự tử
-
Phá đường dây thuốc lắc “khủng” từ Hải Phòng về Nam Định
-
Chung quanh vụ việc bệnh nhân tử vong do cắt a-mi-đan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
-
Xe khách vượt ngược chiều bị ép lùi tại Nam Định
-
Tự hào Nam Định quê hương
-
Nam Định: Câu hỏi lớn về chất lượng sau hàng loạt cột điện đổ bất thường
-
Người dân dí dao vào cổ để ‘tra khảo’ người phụ nữ lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em