Gỗ mỹ nghệ Hải Minh – Làng nghề gỗ truyền thống Nam Định đã được kế thừa và phát triển cho đến tận ngày nay? Trong tương lai làng nghề gỗ mỹ nghệ Hải Minh sẽ phát triển theo hướng như thế nào?
Lớp trẻ ngày nay thường rời quê để đến với những vùng đất phồn hoa đô thị như thủ đô Hà Nội, TP.HCM mà chẳng còn mặn mà muốn về quê lập nghiệp và phát triển những ngành nghề đã có từ lâu đời như nghề Mộc, nghề chiếu cói…. Vậy, trong tương lai liệu những nghề truyền thống sẽ phát triển như thế nào?
Ý kiến từ các bạn trẻ có muốn về quê lập nghiệp hay không?
“.
Hay như tôi hỏi chị tôi: “Chị thích về quê hơn hay ở thành phố?” chị bảo rằng: “học công nghệ thông tin thì về quê làm gì?”
Hầu hết và đa số mọi người nhất là các bạn trẻ sau khi học xong đều muốn ở lại thành phố lập nghiệp. Vì thành phố dễ sẽ kiếm việc hơn, đúng chuyên ngành hơn. Còn về quê sẽ là một sự khó khăn vô cùng lớn. Thiết nghĩ cũng đúng thật, muốn làm đúng chuyên ngành của mình, muốn phát huy đúng sở trường của mình có lẽ ở lại thành phố là một cơ hội rất tốt để phát triển và hoàn thiện bản thân.
Nhưng trong ý nghĩ chợt thoáng qua trong đầu tôi:
“Giờ đây, khi lớp trẻ đều muốn lập nghiệp nơi xa, không phải là quê hương của mình thì những ngành nghề truyền thống liệu có kế thừa và phát triển được hay không?”
Vẫn còn có những bạn trẻ mong muốn phát triển nghề MỘC truyền thống
Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi, khi mà hầu hết các bạn trẻ đều có xu hướng chạy theo xu thế từ việc không muốn cùng kề vai sát cánh để phát triển những ngành nghề truyền thống như nghề Mộc. Thì đâu đó, vẫn còn đọng lại những con người dù trẻ, dù hiện đại nhưng lại luôn khao khát đưa cái vốn có, đưa những “đặc sản” và những tinh hoa nghệ thuật đến với tất cả mọi người trên khắp thế giới. Đó chính là anh bạn chủ trẻ tuổi Đồ gỗ lối xưa Đỗ Tĩnh – Làng nghề 1 – Hải Minh (Hải Hậu – Nam Định) mới chưa đầy 30 tuổi nhưng đầy nghị lực.
Mong muốn đưa những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh được sản xuất chế tạo từ chính bàn tay những người nghệ nhân ở quê hương Hải Hậu, Nam Định như sập gỗ cao cấp, trường kỷ gỗ, tranh gỗ… Bạn ấy đã luôn dốc lòng dốc sức mong muốn làm sao để đưa sản phẩm quê hương Gỗ mỹ nghệ Hải Minh được tất cả mọi người biết tới. Mục đích vừa để duy trì, phát triển nghề truyền thống của quê hương lại vừa giúp những người dân quê mình có công ăn việc làm.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về anh bạn này có gì đó gần gũi, thân quen nhưng với ước mơ giản dị “Đưa sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh” lan xa và lan rộng hơn thì đây là một điều rất trân quý nhất là người trẻ như bạn. Tôi tự hỏi rằng, trong bao nhiêu bạn trẻ sinh ra nơi miền quê Hải Hậu này thì có bao nhiêu người với mong muốn đưa gỗ mỹ nghệ tỏa sáng hơn không chỉ tại làng quê nhỏ bé mà trải dài rộng đều khắp trên miền đất hình chữ S Việt Nam.
Có bao nhiêu bạn trẻ dám từ bỏ nơi cuộc sống phồn hoa đô thị, để về trải nghiệm, để về tập làm và tiếp xúc với nghề Mộc này. Câu hỏi đó cứ ám ảnh trong tâm trí tôi vì để duy trì làng nghề Hải Minh và được mọi người biết đến như bây giờ đó là sự kỳ công mà ông cha ta đã gây dựng lên trong suốt bao nhiêu năm qua. Như mọi người vẫn hay nói rằng: “Xây dựng thương hiệu làng nghề đã khó để duy trì, kế thừa và phát triển lại còn khó hơn rất nhiều?“.
Và dù sao, những bạn sinh ra tại mảnh đất Hải Minh cũng sẽ vô cùng tự hào vì cứ nói tới Hải Minh là người ta sẽ nghĩ đến đây là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ nức tiếng của mảnh đất thành Nam.
Ghé thăm làng nghề đồ gỗ Hải Minh – Hải Hậu, Nam Định
Ghé thăm làng nghề đồ gỗ Hải Minh vào một buổi sáng thứ 7, tôi bắt gặp và chộp được khung cảnh của những sắc hoa ven đường. Những bông hoa 10 giờ, 8 giờ với đầy tủ màu trắng, vàng, tìm, hồng đua nhau khoe sắc thắm. Khung cảnh tại miền quê Hải Hậu cho tôi một chút dư vị của sự bình yên, của sự lắng đọng mà chỉ có tại miền quê mới có.
Cứ mải miết đi dọc con đường làng nghề, tôi bắt gặp những hình ảnh những người làm nghề mộc đặc biệt là chị em phụ nữ. Tôi cứ nghĩ nghề Mộc chỉ dành riêng cho nam giới mà sao đến phụ nữ cũng làm nhỉ? Hóa ra, họ đang đánh giấy ráp cho những lô hàng sắp tới và đương nhiên đánh giấy ráp thì là công việc khá thú vị và nhẹ nhàng mà những bạn nữ như tôi cũng làm được đấy nhé. Và bạn có muốn thử sức hay không? Nếu muốn trải nghiệm nghề Mộc 1 lần hãy về Làng nghề Hải Minh bạn nhé!
Ai qua cầu ngói chợ Lương
Về thăm mỹ nghệ Hải Minh Làng nghề
Hoành phi câu đối tủ chè
Đi lên đổi mới tủ chè sáng tươi
Nhìn thấy những bộ sập gỗ cao cấp Hải Minh, hay những bộ bàn ghế trường kỷ xưa, tranh gỗ…..tôi có thể cảm nhận được rằng để cho xuất xưởng những đơn hàng hoàn thiện tới khắp mọi miền Tổ Quốc thật sự chẳng hề đơn giản chút nào.
Nói thật, bản thân tôi chỉ biết đến Hải Minh nổi tiếng về nghề làm gỗ thôi chứ chẳng bao giờ quan tâm đến họ sản xuất những sản phẩm gì? Chính vì thế, tôi không thực sự am hiểu về nghề đồ gỗ lối xưa.
Nhưng qua chuyến đi này cũng đủ cảm nhận được sự tinh tế và cảm thấy biết ơn những thế hệ đi trước đã cho ra đời những dòng sản phẩm đồ gỗ mang vẻ đẹp trường tồn theo thời gian. Chỉ nhìn vào những nét chạm trổ và điêu khắc trên từng bộ sập gụ cao cấp hay trường kỷ gỗ hoặc bất cứ một sản phẩm nội thất gia đình nào đó bạn sẽ thấy được sự kỳ công mà so với đồ nội thất hiện đại không thể nào có được.
Dấu ấn về làng nghề truyền thống Hải Minh đã cho tôi thấy những đổi thay thực sự về Hải Minh. Từ những mái nhà lợp rơm, rạ xa xưa, với nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ đã làm đổi thay toàn bộ về một làng nghề với những mái ngói đỏ tươi, những con người thân thương. Có lẽ, chuyến hành trình đặt chân về Hải Minh đã giúp tôi hiểu rằng:
“Dù cuộc sống có đổi thay nhưng nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ chính là cái nôi nuôi dưỡng, ước mơ và sự trưởng thành của người Hải Minh. Nó sẽ luôn luôn tồn tại và phát triển song hành cho đến tận mai sau. Bởi niềm đam mê về nghề Mộc nơi đây đã ăn sâu vào trong tâm trí của người Hải Minh đặc biệt là những bạn trẻ. Nó như là một bữa cơm hàng ngày nếu thiếu đi thì Hải Minh sẽ lạc lõng, cô đơn. Chính tiếng đục chạm, giấy ráp…hòa trộn vào nhau tạo nên những bản nhạc vui tai, sự tươi mới về một Hải Minh giàu đẹp.”
Thực sự từ trước đến giờ nếu hỏi tôi sập gụ là gì? Hay trường kỷ là gì? thì nói thực tôi không biết luôn. Vì tôi chẳng bao giờ quan tâm và tìm hiểu về nó. Chỉ biết, rằng sập gỗ thường hay được kê giữa nhà với bộ tủ kinh của mọi gia đình ở miền quê Bắc Bộ. Nhưng giờ đây nếu bạn hỏi tôi về sập gụ hay trường kỷ là gì? Thì tôi cũng đủ tự tin để giải thích cho các bạn nghe về những đồ gỗ lối xưa này rồi nhé!
Nếu hỏi: tôi có niềm đam mê về đồ gỗ mỹ nghệ hay không? Thì tôi không chắc chắn và cũng không có đam mê đủ lớn như anh bạn Đồ gỗ Đỗ Tĩnh. Nhưng nếu xét trên khía cạnh nhỏ nhỏ thì có lẽ tôi cũng đã bắt đầu yêu thích, và thích tìm hiểu về sản phẩm đặc trưng nhất là những ngành nghề truyền thống của dân tộc.
Chẳng thế mà, trong kỳ thực tập tôi đã chọn về ngành nghề truyền thống như: làng nghề Bánh Nhãn, Làng nghề chiếu cói, Làng nghề cây cảnh…. Nhưng trong thời gian ấy, chưa có dịp tiếp xúc nhiều với làng nghề truyền thống nhất là với nghề Mộc nên tôi cũng chưa hiểu nhiều về nó, về những sản phẩm cũng như nét đẹp của gỗ mỹ nghệ lối xưa. Cũng như 1 cơ “duyên” tôi lại có cơ hội được tiếp xúc với nghề Mộc nên chắc chắn tôi phải tận dụng cơ hội để tìm hiểu kỹ về những tư liệu về đồ gỗ lối xưa này.
Tham quan cửa hàng trưng bày đồ gỗ lối xưa Đỗ Tĩnh với quy mô lớn, những chủng loại hàng hóa đa dạng. Thì tôi nhận ra hầu hết tất cả những mặt hàng nội thất đang có mặt tại cửa hàng cũng như đang được làm từ bàn tay của các cô chú nghệ nhân đều là những đơn hàng đặt của những vị khách nơi xa. Điều đó cho thấy nhu cầu và sự ưa chuộng việc sử dụng đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống của mọi người vẫn rất lớn. Vậy tại sao những thanh niên tại vùng quê Hải Hậu lại không có nhiều người mong muốn được gắn bó và đưa nghề phát triển nhỉ?
Được biết, để có thể làm được những bộ sập gụ, trường kỷ thì việc phải lựa chọn nguồn nguyên liệu gỗ là rất quan trọng. Đồ gỗ Đỗ Tĩnh đã có hẳn một đội chuyên tuyển chọn với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, bởi theo những bác nghệ nhân có tuổi thì do khí hậu Việt Nam mình đồ gỗ dễ bị ẩm mốc, mối mọt, nếu không chọn lựa loại gỗ tốt thì nhanh xuống mã và dễ hỏng. Đặc biệt là những bộ sập gụ cao cấp thế này thì việc lựa chọn nguyên liệu gỗ lại càng phải khắt khe.
Chắc chắn, “vững chãi” là những gì mà tôi cảm nhận thấy không chỉ ở sập gụ mà hầu hết các sản phẩm nội thất khác tại đây đều có điểm chung. Tuy kiểu dáng mỗi sản phẩm nội thất ở đây có sự khác nhau nhưng tất cả đều toát lên nét tinh tế cùng phong cách sang trọng.
Nếu như gia đình và bạn bè tôi có nhu cầu về những món đồ nội thất, nhất định tôi sẽ giới thiệu cho họ về làng nghề đồ gỗ Hải Minh bởi chính mắt tôi đã được chứng kiến. Còn bạn thì sao, nếu muốn tham quan hay muốn tự mình cảm nhận về đồ gỗ lối xưa về làng nghề đồ gỗ Hải Minh – Nam Định thì hãy cứ một lần xách balo lên và đi. Chắc chắn, chuyến đi đó bạn sẽ được trải nghiệm, khám phá những điều vô cùng lý thú, đặc biệt, có sự hồi hộp chờ mong.
Mong rằng, làng nghề gỗ Hải Minh ngày càng phát triển hơn trong thời buổi hội nhập kinh tế toàn cầu. Và cũng tin rằng, những bạn trẻ Hải Minh hãy dành những “tình yêu” đặc biệt đến làng nghề truyền thống mình hơn nữa nhé và đưa đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh phát triển và vươn xa hơn không chỉ trong nước và ngoài nước. Chính các bạn sẽ là những ngọn lửa hồng thắp sáng và tiếp nối ước mơ xây dựng về làng nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ Hải Minh giàu đẹp hơn trong tương lai đấy ạ!
Và nếu là bạn, bạn được sinh ra tại miền quê nơi có những làng nghề truyền thống dân tộc thì bạn có về quê lập nghiệp không hay ở lại thành phố? Hãy thảo luận và comment trao đổi bên dưới mọi người nhé!
Biên tập: Chiên & Cảnh – Du Lịch Hải Hậu
- 22 Món quà vặt ngon nổi tiếng của đất Nam Định – Bạn đã thử hết chưa ?
- Đi tìm nét khác biệt của phở Hà Nội – Nam Định – Sài Gòn
- Nam Định: “Hot girl phòng tập” Trần Bích Hạnh gây bất ngờ với MV cover ấn tượng
- Nam Định: Gặp “dị nhân” 35 năm không cắt móng tay tại Giao Thủy
- Dấu ấn văn hóa thời Trần ở Nam Định
- Hải Hậu: Đi cà kheo, đánh trồng cà rùng… mừng ngày Quốc Khánh
- Top 10 Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Nam Định
- Tiếp vụ chim Lạc bay chúc đầu ở Nam Định: Chưa có hướng giải quyết
- Giao Thủy: Vùng quê đáng sống
- Giang hồ Nam Định: Giấc mộng bá chủ Bến xe Miền Đông của Minh “lâu đài”
- Nam Định: Cố vượt ngang đường sắt, xe hoa 12 chỗ bị tàu đâm
- Hải Hậu: 1400 tay kèn sẽ hiệp nhất tôn vinh
- Nam Định: Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có kết thúc
- Nam Định: Người dân vẫn ‘đùa’ với điện
- Người dân Nam Định gia cố nhà cửa, đắp bao tải cát trước nhà ứng phó với bão số 3
- Nam Định: Va chạm với xe ô tô, người đàn ông tử vong thương tâm
- Ý Yên: Chính quyền câu kết bán đất trái thẩm quyền
- Đặc sản Nam Định trong thơ ca
- Công ty DV-KD và quản lý chợ Nam Định trả lương sai?
- Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định bắt đối tượng tàng trữ 1.400 viên ma túy đá
- Kẻ giết người tìm lối về trong trang sách hướng thiện
- Nam Định: côn đồ mang dao phóng lợn vào tận nhà dân truy sát dã man