Thông tin bé gái 5 tuổi ở TP.HCM tử vong vì học theo trò treo cổ trên YouTube đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, thông tin một bé gái tên V.T.D., (5 tuổi ở TP.HCM) tử vong vì học theo trò treo cổ khi xem YouTube đã khiến dư luận sửng sốt, bàng hoàng, đặc biệt là với những gia đình có con nhỏ.
Theo chia sẻ của chị Ngô Nguyệt – dì ruột của cháu D. thì sự việc xảy ra vào chiều ngày 12/10 vừa qua. Sau ít phút không để ý, cả nhà tá hỏa phát hiện cháu bất tỉnh trong tư thế treo cổ. Mặc dù gia đình đã đưa cháu đến bệnh viện cấp cứu nhưng D. không qua khỏi, tử vong lúc 18h10 phút cùng ngày.
Chị Ngô Nguyệt chia sẻ thêm, cháu D. đang đi học mẫu giáo nhưng hôm xảy ra sự việc thì cháu nghỉ học ở nhà với ông bà ngoại, bố mẹ và các dì đều đi làm hết. Trong nhà còn có 2 cháu bé nữa nhưng hôm đó cũng đều đi học hết.
Bình thường D. cùng hai cháu còn lại hay xem YoTube cùng nhau. Vì tivi của gia đình có kết nối Internet nên có thể bật YouTube trên tivi, các cháu thường hay tự bật và xem cùng nhau.

Cháu V.T.D. tử vong vì dùng khăn voan buộc vào thành giường tầng rồi treo cổ
“Mọi người trong nhà cũng không quá để ý việc các cháu xem gì, thường thì các cháu xem nhiều kênh khác nhau nhưng mình thấy các cháu hay xem kênh Heo Peppa. Ban ngày các cháu đi học, chiều tối về thì xem nhưng cũng không được xem nhiều, phần vì gia đình không muốn cho các cháu xem nhiều, thấy bật lên xem là mọi người bắt tắt đi. Phần vì các cháu phải trả tivi cho ông ngoại còn xem chương trình thời sự. Mỗi ngày các cháu thường xem khoảng 30 phút thôi” – chị Nguyệt cho hay.
Nói về cháu gái xấu số, chị Nguyệt chia sẻ D. là cô bé rất ngoan ngoãn, thông minh và lễ phép, trước khi xảy ra sự việc cháu cũng không có biểu hiện tâm lý bất thường gì.
Tuy nhiên có một vấn đề được chị Nguyệt tiết lộ là cháu D. đã vài lần chơi trò treo cổ, mọi người trong nhà có nhìn thấy và quát cháu: “Lần gần nhất là cách đây nửa tháng cháu có chơi, nhưng dì của cháu (một người dì khác không phải chị Nguyệt – PV) đã nhìn thấy và mắng: ‘Ai cho nghịch như vậy, ai bày trò như vậy?’. Nghe dì mắng thì cháu không nghịch nữa và đi sang phòng khác chơi”.
Theo chị Nguyệt, D. là một cháu bé bình thường, luôn vui tươi, được mọi người trong nhà yêu thương, không có bất thường về tâm lý nên việc cháu nhiều lần chơi trò treo cổ khả năng lớn là do học theo trên YouTube.

Một cháu bé khác cũng từng suýt mất mạng vì học theo trò treo cổ trên YouTube
Thực tế, đã có không ít trường hợp các cháu bé gặp nguy hiểm do học theo những hành động trên YouTube. Tháng 11/2019, một cháu bé 7 tuổi (ngụ tại huyện Nhà Bè, TP.HCM) đã bị hôn mê vì làm trò “thắt cổ nhưng vẫn thở được” như trên YouTube.
Cháu bé này đã dùng khăn quàng buộc lên dây phơi đồ rồi treo cổ. Lúc gia đình phát hiện thì hai chân cháu cách mặt đất 20cm, mặt, môi tím, đi tiểu không tự chủ và hôn mê. Sau khi được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2, cháu bé đã may mắn qua khỏi. Khi tỉnh dậy, gia đình hỏi vì sao lại làm như vậy thì cháu bé hồn nhiên trả lời rằng, cháu hay xem những trò ma, ảo thuật trên YouTube. Trong đó có trò hướng dẫn cách thắt cổ, nhưng dù thắt cổ xong những nhân vật trên YouTube vẫn thở, vẫn sống được nên cháu làm theo.
Hay một cháu bé khác cũng bị đứt mạch máu vì dùng tay đập vỡ kính giống như siêu nhân người nhện.
Thực tế, có nhiều gia đình cho con xem YouTube nhưng không để ý con mình xem gì, bản thân bố mẹ cũng không nghĩ rằng trên đó lại có những nội dung có thể khiến bé học theo gây nguy hiểm tính mạng như vậy. Nhưng sự thật đã có những câu chuyện thương tâm như của cháu D. xảy ra. Chính vì vậy, bố mẹ hãy một lần nghiêm túc xem lại những chương trình mà con cái vẫn thường xem, chọn lọc những chương trình phù hợp đồng thời phân bổ thời lượng hợp lý để các bé không bị nghiện, phụ thuộc quá nhiều vào chiếc điện thoại, máy tính bảng, tivi và có cơ hội học theo nội dung độc hại.
- Nói về con gái Nam Định
- Chiêm ngưỡng tượng Phật bằng đồng 150 tấn lớn nhất Việt Nam
- Cô dâu trong đám cưới khủng tại Nam Định nói gì khi bị chê lãng phí…
- Về lại trường xưa
- Những công trình có kiến trúc đặc trưng nhất tại Nam Định
- Khám phá Nam Định – Phần 1
- Phụ nữ Yên Phong giúp nhau giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
-
Chùa Vọng Cung – Nam Định
-
Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Quốc Gia : Phủ Quảng Cung
-
Giang hồ Nam Định: Giấc mộng bá chủ Bến xe Miền Đông của Minh “lâu đài”
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ 13/7 đến 20/7
-
Nhiều người ở Nam Định nhập viện do nghi ngộ độc
-
Lại thêm 1 đám cưới Xa Hoa của cô dâu Nam Định
-
Hải Hậu Nam Định: Trai trẻ 18 tuổi để lại dép và xe đạp, nhảy xuống sông Múc tự tử
-
Nam Định: Hồi kết của một lời nguyền ‘độc địa’ từ tranh chấp dòng sông
-
Nam Định: Khám phá ngôi làng mang hình cá chép
-
Nam Định: Các công trình thủy lợi sẵn sàng lấy nước đổ ải
-
Bắt trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện Nhi Nam Định
-
Liều lĩnh trộm ô tô BMW ở Hà Tĩnh, mang ra Nam Định bán
-
Bộ GTVT đồng ý triển khai dịch vụ Grabtaxi cho hãng taxi tại Nam Định, Hà Nam
-
Tết Trung thu ở làng làm đèn ông sao lớn nhất miền Bắc
-
Tranh cướp ấn đền trần