Chùa Phúc Hải thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định được xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX trong một quần thể kiến trúc truyền thống bao gồm chùa và đền thờ Trần Hưng Đạo do Tứ tổ Mai, Phan, Phạm, Nguyễn khởi công huy động nhân dân xây dựng; ngày nay Đảng bộ và nhân dân Hải Minh xây dựng tiếp đền thờ Tứ tổ và nhà truyền thống theo lối kiến trúc truyền thống tạo nên một quần thể Di tích lịch sử văn hóa có 17 tòa với 67 gian.
Chùa Phúc Hải thờ Phật và Tứ tổ đã có công đầu tiên trong việc khai hoang lấn biển, thành lập xã Kim Đê xưa (Hải Minh ngày nay). Đây là một công trình kiến trúc quy mô, được xây dựng trên một địa bàn đẹp. Tòa bái đường được bảo tồn phong cách kiến trúc cổ truyền, thiết kế theo kiểu thượng chồng giường, hạ kẻ bẩy. Trên các đầu xà, câu đầu, trên hệ thống con giường được đục chạm hoa lá, tạo đường nét uốn lượn mềm mại. Hai chiếc bẩy ở gian giữa được đục chạm công phu hình ảnh 2 con rồng khỏe mạnh, râu tóc uốn lượn hài hòa với những làn vân ám đang chầu vào cửa tam bảo. Bái đường có bộ cửa võng trang trí cảnh lưỡng long chầu nguyệt, phía dưới là đôi phượng đang múa uyển chuyển, đôi ly chầu sinh động với một ao sen hoa lá nổi bật và con rùa phun nước làm cho Tam bảo thêm trang nghiêm lộng lẫy. Đặc biệt chùa có gác chuông tám mái, hệ thống tượng pháp phong phú như tượng Tam thế, Cửu long, Bồ tát, Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, Thập diện, Đức ông, Thánh hiền, Thánh tăng, Thổ địa, Nam thiên thánh tổ… và một số đồ thờ có giá trị cao về nghệ thuật tạo dáng, điêu khắc và sơn thếp cổ truyền. Tại đây còn bảo tồn được nhiều văn bia có nội dung phong phú, giúp cho việc nghiên cứu lịch sử khẩn hoang đồng thời phản ảnh tài nghệ điêu khắc đá; tiêu biểu như bia “Phúc Hải tự bia” có niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ sáu (1624) không chỉ có giá trị về lịch sử mà còn là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Trong kháng chiến chống xâm lược chùa còn là cơ sở kháng chiến tin cậy của lực lượng cách mạng trong chống Pháp và chống bọn phản động đội lốt tôn giáo, góp phần vào công cuộc kháng chiến thắng lợi của dân tộc.
Hàng năm từ ngày 1- 3 tháng 3, chùa mở hội làng có rước kiệu trong khuôn viên khu di tích, nhân dân khắp nơi nô nức kéo về lễ Phật, lễ Tứ Tổ, Trần Hưng Đạo, Thành hoàng làng; cầu cho nam phục lão ấu bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ngành nghề phát triển.
Ngày 11/9/2003, chùa Phúc Hải xã Hải Minh đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa.
Theo: HaiHau.vn
- Biển Thịnh Long Nam Định
- Thủ khoa thành Nam bốc vác kiếm tiền nhập học
- Ảnh cưới đẹp như mơ của cô dâu được đón bằng dàn xe Roll – Royce ở Nam Định
- Nhà thờ Giáo xứ Nghĩa Dục – Nghĩa Hưng Nam Định
- Không lấy được vợ Hà Nội vì là trai Nam Định
- Nhà thờ gỗ không dùng đinh ở Nam Định
- Tâm sự của chàng sinh viên nghèo trả lại 320 triệu: Tiền thì thích thật nhưng…
- Thủ đoạn cất giấu ma túy tinh vi của ‘trùm’ tội phạm nguy hiểm
- Kẹt giữa hai bánh xe tải, một cụ bà tử vong
- Cuộc sống làng biển Thịnh Long Hải Hậu Nam Định
- Nam Trực, một vùng đất giàu truyền thống, giàu tiềm năng và đầy triển vọng
- Nam Định và Hải Dương cuối tuần này, đừng quên cuộc hẹn tại Lễ hội Bia Hà Nội 2019
- CSGT tiến hành cẩu gần 100 xe khách Nam Định, Thái Bình trong đêm
- Sát hại “máy bay” rồi nhét xuống cống thoát nước
- Công an Nam Định lên tiếng vụ nam thanh niên bị 2 kẻ bịt mặt chém tàn bạo
- “Vương quốc” hoa cúc vàng đẹp mê hồn ở Nam Định
- Đặc sắc 2 di tích từ đường dòng họ ở Giao Thủy
- Bắt nguyên Bí thư Đảng ủy xã sai phạm về đất đai
- Nam Định nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng
- Nam Định: Lần đầu tiên thay khớp vai thành công, bệnh nhân không phải lên tuyến trên
- Nam Định: Chủ tịch HĐQT trường Nguyễn Công Trứ dùng ‘nắm đấm’ giải quyết mâu thuẫn
- Nữ sinh lớp 8 ở Nam Định ‘mất tích’ đã được tìm thấy ở Hà Nội