Tâm bão nhắm Thái Bình – Nam Định, khẩn trương đối phó bão số 3

Tâm bão nhắm Thái Bình – Nam Định, khẩn trương đối phó bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, sáng 18/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến cùng 28 tỉnh thành phía Bắc bàn phương án đối phó.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu giảm tối thiểu hết sức thiệt hại do bão.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu giảm tối thiểu hết sức thiệt hại do bão.


Tâm bão nhắm Thái Bình – Nam Định
Theo Trung tâm dự báo KTTV Trung ương, sáng nay (18/8), bão số 3 (tên quốc tế là Dianmu) nằm trên vùng biển phía đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 10-12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 3 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và còn tiếp tục mạnh thêm, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Dự báo đến trưa mai (19/8), bão đi vào vùng biển Quảng Ninh – Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12-14.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ chiều tối nay (18/8), ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) gió sẽ mạnh dần lên cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-14. Đến chiều và tối mai 19/8, bão sẽ trực tiếp đổ bộ vào các tỉnh ven biển, vùng tâm bão dự báo sẽ vào khu vực các tỉnh Hải Phòng – Thanh Hóa, trọng tâm là Thái Bình – Nam Định, ngoài ra vùng ảnh hưởng của bão trải rộng từ Quảng Ninh tới Nghệ An.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại Nam Định.  Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại Nam Định.
Ảnh: VGP/Xuân Tuyến


Do ảnh hưởng của bão, khu vực các tỉnh vùng Đồng bằng, Trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rất to, tập trung trong thời gian ngắn từ ngày 19 đến 20/8 với lượng mưa phổ biến từ 200-400mm, có nơi 500mm. Tại cuộc họp sáng nay, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng BCĐ Phòng chống thiên tai Trung ương cảnh báo: Do bão số 3 đổ bộ vào thời điểm triều cường, nên sóng cao, nước biển dâng tới 4-6 m, nguy cơ gây nên các sự cố đê biển, đê sông vô cùng nguy hiểm.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng BCĐ Phòng chống thiên tai Trung ương, phát biểu tại cuộc họp

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng BCĐ Phòng chống thiên tai Trung ương, phát biểu tại cuộc họp


Đặc biệt, do các tỉnh dự kiến bão đổ bộ vừa mới trải qua tổn thất nặng nề của cơn bão số một, nhất là SX nông nghiệp nên thiệt hại sẽ rất khó lường. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ trở ra khẩn trương triển khai tiêu thoát nước đệm ở chân ruộng, hoành triệt các hệ thống kênh tiêu, kênh dẫn, đồng thời chuẩn bị các phương án tiêu thoát nước khi bão tan…

Hạn chế tối đa thiệt hại Chỉ đạo công tác phòng chống bão, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý: Do toàn bộ các tỉnh Trung du, Miền núi phía Bắc suốt thời gian qua đã có mưa lớn, đất tích nước ở mức bão hòa nên khi gặp mưa lớn do bão số 3, nguy cơ lũ quét, lũ ống, sạt lở đất sẽ rất nghiêm trọng. Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão, Phó Thủ tướng yêu cầu: Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương tập trung theo dõi sát diễn biến, cập nhật nhanh, chính xác nhất về đường đi của bão, cảnh báo mưa, lũ quét…, chủ động cung cấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng và cơ quan liên quan chủ động ứng phó.
Bộ NN-PTNT chỉ đạo ngành thủy sản phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, chính quyền các địa phương và cơ quan liên quan khẩn trương kiểm đếm lại tàu thuyền trên biển, nhất là ở các vùng nguy hiểm. Hướng dẫn tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn, không để bất kể tàu thuyền nào có mặt trên khu vực có bão. Chỉ đạo các địa phương triển khai bảo đảm an toàn cho hệ thống đê biển, đê sông, có biện pháp cấp bách xử lí an toàn đê biển ở nơi xung yếu. Vận hành an toàn các hồ đập, nhất là các đập đất. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng kiểm tra, không để xẩy ra các sự cố hồ đập. Thực hiện tiêu thoát nước đệm để bảo vệ SX, tuần tra canh gác hộ đê

Vị trí và hướng di chuyển của cơn bão số 3. Ảnh: TTKTTVTW

Vị trí và hướng di chuyển của cơn bão số 3. Ảnh: TTKTTVTW


Bộ Công thương chỉ đạo các đơn vị liên quan có phương án đảm bảo an toàn công trình thủy điện, chủ động phòng chống lũ, điều tiết lũ cho hạ du, đảm bảo an toàn hệ thống điện, không để xẩy ra sự cố như bão số 1. Đảm bảo an toàn các hệ thống hầm lò, chủ động dự trữ hàng hóa thiết yếu để chủ động cung cấp khi có nhu cầu.
Bộ xây dựng phối hợp với các bộ ngành liên quan có phương án đảm bảo an toàn cho các công trình trọng yếu, hướng dẫn địa phương có giải pháp bảo vệ các công trình yếu, tháp cao, hồ đập, công trình đang xây dựng đang thi công…
Bộ GT-VT có phương án đảm bảo an toàn cho toàn bộ tàu thuyền neo đậu, tàu vận tải, phối hợp với Bộ Công an đảm bảo an toàn giao thông, khắc phục sự cố sạt lở để thông suốt giao thông nhanh nhất có thể. kiểm soát các trục giao thông chính trong thời gian bão đổ bộ, tổ chức hướng dẫn giao thông tại khu vực tràn, ngầm, tổ chức trực canh và có biển báo tại khu vực ngập, nước chảy xiết… Uỷ ban Tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Bộ Quốc phòng bố trí ém phương tiện tại khu vực xung yếu để hỗ trợ dân, hỗ trợ doanh nghiệp và địa phương, lấy lực lượng vũ trang quân đội đóng vai trò nóng cốt trong cứu hộ cứu nạn.
Không để xẩy ra bị động, bất ngờ, với phương châm “4 tại chỗ”.
Nhất là chủ động bảo vệ các công trình trường học, hạ tầng, điện đường, công trình hồ đập, đê sông đê biển, cắt tỉa cây, tránh gãnh đổ… Các địa phương nghiên cứu cho học sinh nghỉ học ở thời điểm thích hợp, tổ chức quản lí trẻ em. Các đô thị lớn tại phía Bắc phải có phương án tiêu thoát nước tránh ngập úng, Cấm, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú, sơ tán dân khỏi khu vực nguy hiểm, nước ngập sâu, có khả Ngành y tế chủ động các phương án sẵn sàng về thuốc, vật tư phòng dịch nhằm đảm bảo cứu chữa bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường sau bão…


TOP