Giao Thủy là huyện thứ 50 của cả nước và là huyện thứ 5/10 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới. Trước đó, các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường, cũng đã được công nhận đạt chuẩn này.

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng của nông dân xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Giao Thủy là huyện thứ 50 của cả nước và là huyện thứ 5/10 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới. Trước đó, các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường, cũng đã được công nhận đạt chuẩn này.
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2014, Giao Thủy mới có 2 xã đạt chuẩn là Giao Hà và Bạch Long.
Đến nay, 20/20 xã của huyện đều đạt chuẩn xã nông thôn mới theo tiêu chuẩn mới tại Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng kinh phí huy động xây dựng nông thôn mới của Giao Thủy trong 8 năm qua là hơn 2.159 tỷ đồng, trong đó vốn đóng góp của cộng đồng dân cư chiếm gần 19%, vốn vay tín dụng hơn 33%, còn lại là vốn từ ngân sách nhà nước, vốn lồng ghép của các chương trình mục tiêu quốc gia.

Một góc xã Bạch Long, huyện Giao Thủy
Ngoài nguồn vốn trên, các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân hộ gia đình trên địa bàn huyện còn vay gần 5.300 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm tại chỗ.
Thu nhập bình quân đầu người của huyện Giao Thủy vào cuối năm 2017 đạt gần 40 triệu đồng/người/năm, trong khi mức thu nhập trung bình của người dân nông thôn cả nước là khoảng 29 triệu đồng/người/năm.
Ngày 21/4 tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ sẽ có buổi làm việc với tỉnh Nam Định và trực tiếp trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 4 huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường và Giao Thủy đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Như vậy sau 3 năm kể từ khi hai huyện đầu tiên của cả nước được công nhận huyện nông thôn mới là thị xã Long Khánh và Xuân Lộc (Đồng Nai).
Đến nay, cả nước đã có 50/713 huyện đạt chuẩn này, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cảnh quan của khu vực nông thôn, thể hiện phong trào xây dựng nông thôn mới đã phát triển sâu, rộng trong đời sống chính trị- xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Nam Định là những địa phương có nhiều huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới nhất cả nước./.
(Theo Vietnam+)
- Bánh nhãn Hải Hậu – hương vị đồng quê
- Nam Định: Miền đất sinh bao đóa hoa quyến rũ say lòng người
- Nữ sinh đại học Sư phạm Sài Gòn sở hữu vòng eo con kiến gây sốt MXH
- Nam Trực, một vùng đất giàu truyền thống, giàu tiềm năng và đầy triển vọng
- Huyền My khiến tuyển U23 Việt Nam ngại ngùng khi chụp hình
- Cách làm phở bò tái dội kiểu Nam Định
- Dung nhan “Vạn Người Mê” của cô đồng sinh năm 1994 Quê Tại Nam Định
-
Nữ sinh lớp 10 mất tích bí ẩn khi đi tập văn nghệ đã tử vong dưới sông
-
Nam Định ứng phó với siêu bão Mangkhut theo phương châm ‘4 tại chỗ’
-
Một một phụ nữ bị lừa tiền sau khi nhầm tưởng hacker là… chồng!
-
Hội đền Độc Bộ – lễ hội mùa thu lớn nhất Châu thổ Bắc Bộ
-
Về phố Khách, Nam Định ăn bánh xíu páo
-
Dịch vụ hóa đơn điện tử được triển khai mạnh tại Nam Định
-
Nữ công nhân quê Nam Định tử vong sau tai nạn giao thông ở Đài Loan
-
Nghe tin cháu gái bị điện giật chết, bà nội sốc quá tử vong theo
-
Nam Định: Xử phạt Công ty CP than Nam Vang 134 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường
-
Nghĩa Hưng: Vỡ hụi tiền tỷ, chấn động vùng quê ven biển
-
Lạ lẫm món cá khoai nấu rau bớp Nam Định mát lành
-
Làng rèn Vân Chàng – Nam Trực Nam Định
-
Chùa Vọng Cung – Nam Định
-
Bánh Gối Nam Định
-
Đại An (Vụ Bản) – vùng đất đậm đặc các di sản văn hóa