Ngày 18/4 (tức mùng 3/3 Âm lịch), tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, lễ hội Phủ Dầy năm 2018 đã khai mạc, thu hút đông đảo du khách thập phương.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản nhấn mạnh, lễ hội Phủ Dầy là hoạt động văn hóa dân gian độc đáo, góp phần làm phong phú văn hóa truyền thống của dân tộc, bảo tồn, phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Việc thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ghi danh tại danh sách văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã nâng cao vị trí, vai trò của di sản văn hóa đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa Việt Nam.
Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về di tích, lễ hội, năm 2015 huyện Vụ Bản đã ban hành “Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Quần thể Di tích lịch sử – Văn hóa Phủ Dầy” trên tinh thần giao cho cộng đồng dân cư – chủ thể văn hóa trực tiếp tham gia quản lý di tích, thực hành lễ hội, tránh tư nhân hóa di tích.
Các cơ quan chức năng tăng cường quản lý, xử lý nghiêm các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, các dịch vụ lợi dụng lễ hội để trục lợi, hướng tới xây dựng môi trường lễ hội lành mạnh để thu hút du khách, phát triển du lịch tâm linh…
Lễ hội Phủ Dầy năm 2018 được tổ chức trong 6 ngày (từ 18 – 23/4) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống phong phú như: Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn tại Phủ Tiên Hương và Vân Cát; lễ rước Mẫu thỉnh kinh từ Phủ Vân Cát đến chùa Linh sơn tự; lễ rước đuốc tại Phủ Tiên Hương; thi đấu cờ người, xếp chữ, kéo hoa trượng hội…
Quần thể Di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy bao gồm gần 20 điểm di tích đền, phủ, chùa, lăng gắn liền với sự tích về Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử” thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Lễ hội Phủ Dầy được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nổi tiếng với nghi lễ chầu văn – hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu nhất của đạo Mẫu.
Hàng năm, khách thập phương về Phủ Dầy để thực hiện tín ngưỡng tâm linh theo tục thờ mẫu, đồng thời tham quan chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc độc đáo, nơi khởi nguồn, hội tụ và lan tỏa của nghệ thuật hát chầu văn.
Công Luật (TTXVN)
- Về lại trường xưa
- Cô gái “vàng” vật lý đưa phở Nam Định vào bài luận MIT như thế nào?
- Check-in siêu sang chảnh như đi du lịch Châu Âu với những thánh đường đẹp hút hồn ở Nam Định
- Đầu bếp đầu tiên mang phở ra Trường Sa
- Nam Định: Khám phá ngôi làng mang hình cá chép
- [Thơ] về Gái Thành Nam
- Nam Định: Ấn tượng hotgirl phẫu thuật thẩm mỹ trong bộ sưu tập áo dài cưới
- Nam Định: Làng có nhiều cha, con cùng là giáo sư
- Phó chủ tịch Nam Định: Thay đổi số phận, phải có tri thức
- Nam Định: Nhà máy dệt di dời để phát triển ổn định và lâu dài
- Thuê ô tô tự lái, tài xế gây tai nạn liên hoàn
- Ngư dân biển Thịnh Long cảm kích bộ trưởng Thăng
- Nam Định: Tưng bừng lễ kỷ niệm 20 năm tái lập huyện Xuân Trường
- Ôtô khách đâm thẳng vào nhà dân, hơn 30 người thoát chết
- Đại hội Hội ND Nam Định: Hội vững mạnh, hội viên vững tin
- Có những chợ Viềng nào tại Nam Định
- Nhà Thờ Khoái Đồng – Nét Cổ Thành Nam
- 68 người chết trong mưa lũ, 34 người còn mất tích
- Khám phá Cầu Ngói Và Lễ hội Quần Anh xã Hải Anh – Hải Hậu – Nam Định
- Hơn 200 phật tử Nghệ An tham gia lễ đúc tượng Phật tại Nam Định
- Chè kho Nam Định – Hương vị quê nhà
- Biển Quất Lâm hứng chịu bão cấp 9 đổ bộ