Nằm trong con hẻm nhỏ đường 19/5, phường Trần Tế Xương, TP Nam Định, nhưng gần chục năm nay, quán bún phở có tên “Phở 5.000” của chị Trần Thị Trung lúc nào cũng tấp nập khách.
Quán phở của người thu nhập thấp
Quán được thành lập từ năm 2005, đến nay cũng suýt soát 11 năm nhưng vẫn giữ nguyên giá “rẻ như bèo”. Đây là quán phở mà những sinh viên hay lao động nghèo vẫn thường xuyên lui tới để được thưởng thức một bát phở ngon và ấm bụng.
Người ta thường gọi bà chủ quán phở với cái tên đầy yêu thương là “chị Béo”. Tuy chỉ rộng chưa đầy 15m2 nhưng quán bún phở của chị Béo mỗi ngày đều nườm nượp khách. Khác với những quán phở bình thường, quán phở của chị Béo chủ yếu bán vào buổi tối, từ 17giờ 30 đến 12 giờ sáng. Vì thế, cứ mỗi buổi chiều đến, chị lại tất bật chế biến phở cho khách.
Trò chuyện với PV báo Người đưa tin, chị Trung chia sẻ: “Mỗi ngày, quán tôi có khoảng 400 lượt khách, tiêu thụ 100 kg bún, 30 con gà; tương ứng khoảng 400 bát phở, bún được bán”.

Quán phở giá 5 nghìn đồng ở TP Nam Định.
Theo lời chị Trung, chồng chị từng đi lính và làm anh nuôi. Trước đây, chị và chồng đã có thời gian phụ bố mẹ bán hàng cơm cho nhân viên công ty dược gần đó. Dần dần, hai vợ chồng chị nhận thấy xung quanh có nhiều trường Cao đẳng – Đại học nên đã mở quán phở bình dân phục vụ sinh viên.
Ban đầu giá cả thị trường còn rẻ, anh chị bán 3.000 đồng/bát. Sau này, thực phẩm đắt đỏ hơn nên anh chị bán giá 5.000 đồng/ bát. Và cũng từ đó mức giá 5.000 đã trở thành thương hiệu. Anh chị đặt luôn tên biển hiệu của hàng là “Phở 5.000”.
Là một khách quen của quán, bạn Nguyễn Văn Hiệp (23 tuổi, hiện đang là sinh viên trường Cao đẳng nghề Bộ Quốc Phòng) cho biết, ngày nào đi học về hoặc thỉnh thoảng tụ tập bạn bè cũng ra đây vì “đồ ăn rẻ mà ngon”. Và quan trọng hơn là “không khí ở đây ấm cúng. Chị Béo vui tính, thân thiện lắm”.
Không chỉ có sinh viên, mà nhiều người dân, nhất là lao động thu nhập thấp và cả những thực khách từ xa, nghe tiếng “phở 5.000” cũng tò mò đến ăn thử rồi trở thành khách quen lúc nào không biết.
Bí kíp giữ phở giá 5000 đồng
Khi nói bát phở có giá 5.000 đồng, không ít người nghĩ rằng bát phở lèo tèo không có gì. Nhưng thực tế, bát phở vẫn khá đầy đặn với một miếng mọc, một miếng chả lá lốt, một miếng thịt lợn quay và chút thịt gà xé nhỏ.

Dù có giá 5 nghìn nhưng bát phở khá đầy đặn.
“Thực ra, bát phở 5.000 đồng cũng không thể bằng những bát phở 15 – 20.000 đồng. Làm này, lãi tôi không dám nói đến, may ra được hòa vốn…”, chị Trung thật thà chia sẻ.
Được biết, đã có thời gian chị Trung thử tăng giá phở lên 7.000 đồng/ bát. Tuy nhiên, lượng khách giảm một nửa nên chị để giá cũ 5.000 đồng.
“Người ta bán giá cao, người ta lãi nhiều. Tôi bán giá thấp thì lãi ít. Nói chung tôi bán kèm những đồ khác nên tích cóp lại cũng đủ trang trải cuộc sống gia đình và trả lương nhân viên”, chị Trung nói.

Quán phở lúc nào cũng nườm nượp khách.
Thời kỳ mọi thứ đều đắt đỏ, chị Trung vẫn duy trì được bát phở giá 5000 đồng/ bát khiến nhiều người tò mò. Thậm chí, không ít người còn tỏ ra lo ngại về chất lượng. Tuy nhiên, khi được hỏi về điều này, chị Trung cười nói: “Bánh phở và bún thì sang tận lò lấy giá gốc, ngày luộc tới hơn 30 con gà nên nước dùng rất ngọt không cần cho thêm bất cứ chất phụ gia nào. Nếu đồ ăn ở đây chất lượng không tốt thì sao tôi có thể mở quán tới tận bây giờ được”.
Quán đã có thâm niên, chính vì thế, Kim Oanh (sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định) tự tin chia sẻ: “Giá 5.000 đồng phù hợp với sinh viên nghèo như bọn em. Chỉ cần nhìn lượng khách luôn tấp nập tới quán là em chẳng lo ăn phải đồ ăn kém chất lượng”.
Nếu có dịp đến Thành Nam, hãy dành chút thời gian nếm thử món phở giá 5.000 đồng, để thấy cái dân dã, bình dị trong ẩm thực và con người thành phố dệt…
Phùng Chiến – Nguoiduatin.vn
- Nhiều bút tích của cố Tổng Bí thư Trường Chinh lần đầu được công bố
- Đoàn xe SH trai xinh gái đẹp ‘đầu trần’ đi bê tráp bị CSGT thổi phạt
- Mâm cơm bề bề, tôm giá 33.000 khiến chị em tranh cãi nảy lửa
- Làm giàu ở nông thôn: Rắc muối “thả thính” cá bớp “bốn mắt”, thu trăm triệu/năm
- Nam Định: Trải lòng của cụ ông gần 30 năm đạp xe bán báo dạo
- Thảm cúc họa mi trắng tinh khôi ở Nam Định ‘hút’ giới trẻ
- Những con người thầm lặng làm nhiệm vụ nhặt xác thai nhi
-
Cần cụ thể hóa kế hoạch hành động ứng phó tại vùng ven biển Nam Định
-
Phá nhà máy dệt Nam Định: Sai hay Đúng ?
-
Nghe tin cháu gái bị điện giật chết, bà nội sốc quá tử vong theo
-
Dự án Nhà máy nước sạch Yên Phú chậm tiến độ: Cần xử lý kiên quyết để người dân sớm có nước sạch
-
Nam Định – Vùng đất trọn đạo lý, vẹn nghĩa tình
-
Có xẻ thịt cá voi dạt vào bở biển ở Nam Định, nhưng không ăn
-
Câu chuyện 7 đời làm nghề đi qua 2 thế kỷ của kẹo Sìu Châu nổi tiếng xứ Thành Nam
-
Nam Định: Thị trường đồ chơi Trung thu vẫn còn nhiều bất ổn
-
Nam Định khẩn cấp chống bão số 7 Sarika
-
Bảo tàng Nam Định ‘mở chợ’ cổ vật
-
Tin bão số 3 mới nhất: Tâm bão trên biển Nam Định, Quảng Ninh
-
Đang chở con nhỏ, bố bị giang hồ chém chết: Linh ‘trọc’ khai do lỡ tay
-
Công tác giáo dục thể chất ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
-
CSGT tiến hành cẩu gần 100 xe khách Nam Định, Thái Bình trong đêm
-
Một ngày ở làng nghề đúc tượng đồng “Hưng Đạo Đại Vương”