Được nhà Trần thành lập năm 1262, Nam Định là một trong những thành thị lâu đời nhất Việt Nam. Trải qua gần tám thế kỷ tồn tại, nay chỉ còn rải rác một số di tích cũ, thành Nam – cách gọi trìu mến của người miền Bắc đối với thành phố này – vẫn gợi lên trong lòng du khách nhiều hoài niệm về một thời đã qua.
Ngay trung tâm thành phố là nhà thờ Khoái Đồng. Ban đầu nhà thờ có tên là Khoái Đồng, nhưng nhiều năm nay người Nam Định vẫn gọi chệch “khoái” thành “khói”, không biết là do ngại phát âm hay vì cái tên Khoái Đồng nghe thơ mộng hơn. Đây là một thánh đường lộng lẫy, có kiến trúc cầu kỳ, được xây dựng ngay bên bờ hồ Vị Xuyên xanh mát, rộng lớn.
Cùng với Trường Saint Thomas (Trường THPT Nguyễn Khuyến bây giờ), nhà thờ Khoái Đồng là một trong những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc đẹp nhất tại TP. Nam Định.Tuy nhà thờ đã xuống cấp nhưng với nhiều người dân thành Nam, Khoái Đồng vẫn là biểu tượng của thành phố quê hương. Từ đây đi bộ về phía phố cổ, du khách sẽ gặp những ngôi nhà xây từ đầu thế kỷ.
Ghé vào một hàng nước, chuyện trò với các cụ già, du khách sẽ biết những tên phố Nam Định ngày xưa, nào Bến Nứa, Hàng Cau, Hàng Dầu, nào Máy Chai, Vải Màn… Nay hầu hết tên phố đã thay đổi, chỉ còn đọng lại trong tâm trí người dân về thành phố dệt sầm uất một thời.
Vào thời nhà Trần, thành phố Nam Định là trung tâm đô thị lớn thứ hai của cả nước, chỉ sau Thăng Long. Nhiều công trình kiến trúc của hoàng tộc đã được xây dựng tại đây. Còn lại tương đối nguyên vẹn cho đến nay là chùa Phổ Minh, được nhà Trần xây dựng vào năm 1262, ở phía Tây cung Trùng Quang của các vua Trần (cách trung tâm thành phố Nam Định bốn cây số về hướng Bắc). Đã qua nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần.
Trong chùa có tượng vua Trần Nhân Tông khi nhập niết bàn và nhiều tượng Phật mang tính thẩm mỹ đặc sắc của người Việt cách đây gần mười thế kỷ. Nổi bật nhất trong chùa là tháp Phổ Minh – một kiến trúc tiêu biểu thời Trần, cũng còn khá nguyên vẹn.
Tháp được xây vào năm 1305, cao khoảng 17 mét, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ bốn cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái…
Tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn năm thước. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như hoa lá, sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần. Mặt ngoài những viên gạch ở các tầng trên được trang trí hình rồng.
Ra khỏi chùa là nhìn thấy ruộng đồng xanh tươi, bát ngát của các làng quê ngoại thành. Đến bên sông Đào đang chầm chậm chảy qua thành Nam, du khách chợt cảm thấy nhịp sống của thành phố lâu đời bậc nhất Việt Nam sao mà êm đềm, phẳng lặng thế.
Theo: Dulichvn.org
- FPT shop Nam Định mừng sinh nhật 2 Tuổi
- Hy hữu: Sản phụ Nam Định “vượt cạn” ngay trên vỉa hè khi đang đến bệnh viện
- Lên Kế Hoạch “Ăn Chơi” Nam Định Mùa Hè Tới Nào
- Những con người thầm lặng làm nhiệm vụ nhặt xác thai nhi
- Đình chùa Đan Phượng xã Giao Yến Giao Thủy Nam Định
- Chè kho Nam Định – Hương vị quê nhà
- Những doanh nhân Nam Định trong bảng xếp hạng người giàu nhất Việt Nam
- Nhiệt điện mọc lên, số phận sông Ninh Cơ và vùng biển liền kề có thoát ô nhiễm?
- Xác minh đoàn phượt thủ ngang nhiên chặn các phương tiện ở TP.Nam Định để đoàn phượt chạy qua
- Cần cụ thể hóa kế hoạch hành động ứng phó tại vùng ven biển Nam Định
- Yên Tiến gìn giữ không gian văn hoá truyền thống
- Ấm lòng bát phở đêm giá 5 nghìn giữa thời bão giá ở thành phố dệt
- Xôi nén – Nét văn hóa truyền thống độc đáo ở Hải Hậu
- Nam Định:Cty điện lực từ chối tiếp PV về việc cột điện đổ hàng loạt
- Nam Định nỗ lực nâng cấp đê xung yếu
- Tai nạn giao thông nghiêm trọng ở cầu Tân Đệ Nam Định
- Top 10 Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Nam Định
- Huyền Trân Công Chúa – Sứ giả hoà bình thời Trần
- Ô tô đâm dồn toa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
- Làng rèn Vân Chàng – Nam Trực Nam Định
- Đã 2 ngày trôi qua, nữ sinh mất tích sau buổi tập văn nghệ vẫn chưa về nhà
- Nam Định: Rác thải bủa vây “xã nông thôn mới”