Mặc dù đã mất năm 1996 nhưng năm 2002, ông Trần Văn Đạt vẫn bất ngờ “đội mồ” về họp dân bàn chuyện cho thuê đất tại thôn Đông Trung Thắng (xã Nam Hồng, huyện Nam Trực) một cách khá lạ kỳ…
Năm 2002, tại thôn Đông Trung Thắng, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định , người dân được vận động cho thuê đất niên hạn 10 năm (từ 2003 – 2013) để thành lập cụm công nghiệp làng nghề tập trung. Diện tích đất để thành lập dự án thuộc quyền sử dụng của 167 hộ dân. Vì thế, trước khi có quyết định lấy đất, chính quyền xã phải họp bàn lấy ý kiến tham vấn của người dân. Tuy nhiên, câu chuyện về thủ tục, trình tự thu hồi đất vẫn còn nhiều uẩn khúc khiến người dân hoang mang, đặc biệt khi biên bản họp dân có nhiều điểm bất thường.
Tại biên bản xác lập ngày 18 /10/2002, ông Ngô Quốc Tấn, nguyên chủ tịch xã Nam Hồng làm chủ trì cuộc họp lúc bấy giờ lại không hề ký tên và đóng dấu. Đặc biệt, đến cả người chết cũng “đội mồ” về đi họp và ký tên trong biên bản khiến nhiều người càng ngạc nhiên.
Trong khi đó, vợ ông Đạt đã khẳng định nhiều lần với PV: “Bản thân tôi hôm đó hoàn toàn không đi họp, con cái đi làm xa không có ai ở nhà. Ông nhà tôi mất từ năm 1996 cớ sao năm 2002 vẫn có chữ ký cũng khiến tôi thắc mắc. Nhưng nhiều lần phản ánh lên chính quyền, các ông ấy đều cho rằng tôi ký thay, nếu tôi không ký thì các con tôi ký hoặc nhờ người ký hộ. Nhưng bản thân tôi làm gì biết chữ, con cái không có nhà thì lấy đâu ra chữ ký…” Như vậy, đến cả người chết cũng được đưa về họp dân thì điều này có được xem là có lý?
Không những vậy, tại phần ký tên các hộ xã viên về họp và đại diện xã viên ký, nhiều người có tên đến 2 lần, ví dụ như chữ ký của ông Đặng Hữu Lộc, Ngô Thành B, Ngô Văn Hùng… Chính vì những bất thường trong biên bản này mà nhiều người dân đã đặt ra nghi vấn sự thật khách quan về văn bản này, phải chăng ở đây có điều gì mờ ám?
Một trong số 167 hộ dân không là ông Ngô Văn Chung chỉ được ký tên trong phiếu chi và sổ diện tích cũng khẳng định: “Chữ ký của tôi làm gì đẹp thế!”. Bản thân con trai ông cũng cho rằng: “Gia đình từ trước đến nay không có ai ký thay, ký hộ, những giấy tờ về bản cam kết hay giấy biên nhận tiền chúng tôi còn chưa nhìn thấy…”
Như vậy, sự việc bất thường từ việc chữ ký nhái đến việc người chết hiển linh về họp dân đang khiến người dân đặt ra nhiều dấu hỏi lớn về độ xác thực và tính khách quan của các loại văn bản này.
Dương Nhung – Nguoiduatin.vn
- Cận cảnh đoàn motor “khủng” tiễn đưa Trần Lập về đất mẹ
- Ấm lòng bát phở 5000 ở Thành Nam
- Giao Thủy: Ủng hộ đồng bào hứng chịu thiên tai bão lũ
- Chè kho Nam Định – Hương vị quê nhà
- Nem nắm Giao Thủy có gì đặc biệt?
- Nam Định đối phó bệnh lùn sọc đen hại lúa
- Nam Định: Hơn 720 em nhỏ được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí
- Ghé Thăm Làng Khảm Lâu Đời La Xuyên
- Nam Định: Vườn Quốc gia Xuân Thủy đang kêu cứu
- Cháy rụi kho hàng tại Cụm công nghiệp Cổ Lễ, Nam Định
- Nam Định: Làng có nhiều cha, con cùng là giáo sư
- Tiềm năng du lịch văn hóa – làng nghề ở Ý Yên, Nam Định
- Tranh cãi phóng viên VTV “làm màu” khi đưa tin bão số 3 tại Nam Định
- Câu chuyện 7 đời làm nghề đi qua 2 thế kỷ của kẹo Sìu Châu nổi tiếng xứ Thành Nam
- Bóc gỡ các đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức