Nam Định vừa kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào 10 chất lượng và hết sức nhẹ nhàng. Tuy nhiên nghẫm lại thấy có những suy tư vì mục tiêu phân luồng sau trung học cơ sở (THCS) ở vùng đất học này.

Giờ học của HS khối 9 Trường THCS Hải Lý, huyện Hải Hậu
Thấy gì sau đợt thi vào 10
Kỳ thi vào 10 kết thúc tốt đẹp, tỷ lệ HS dự thi cao, kỳ thi đảm bảo chất lượng. Mừng, nhưng cũng đôi chút băn khoăn khi cả nước đang thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, đã xác định mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp.

HS chờ gọi tên vào phòng thi tại Hội đồng thi Trường THPT Trần Nhân Tông
Năm nay Nam Định có 230 trường THCS với hơn 24 nghìn học sinh lớp 9 đã tham dự kỳ thi vào 10. Tỷ lệ dự thi vào 10 của các hội đồng thi có thể nói là rất cao, thi sinh dự thi nghiêm túc, đề thi được đánh giá là phù hợp với thí sinh, đảm bảo đánh giáo năng lực người học theo nội dung giảm tải sau Covid-19. Vẫn biết đất học Nam Định, người dân quan tâm và muốn con em mình học cao hơn, nhưng điều này lại là rào cản cho việc thực hiện kế hoạch phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.
NGƯT Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT chia sẻ: Các trường THCS trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực nhiều, từ việc tư vấn, hướng nghiệp đến đưa các nội dung GD hướng nghiệp gắn với nghề địa phương để HS có chọn lựa khác. Mong muốn là các em có thêm hiểu biết để thay đổi nhận thức có thể chuyển hướng sang học nghề phù hợp với khả năng học tập của mình. Tuy nhiên điều này rất khó, Nam Định là đất học, gia đình nào cũng cố gắng cho con em ăn học đầy đủ và mong muốn học lên cao hơn nên phân luồng sau THCS còn nhiều hạn chế.
Có thể nói các ngành các cấp và đặc biệt các nhà trường ở Nam Định đã và đang nỗ lực tư vấn, hướng nghiệp nhằm phân luồng cho HS sau THCS. Nhưng do tâm lý người dân nên vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Thống kê cho thấy, tỷ lệ học sinh phân luồng sau THCS chỉ đạt mức bình quân 16 – 18%/năm. Năm học 2018-2019, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS toàn tỉnh không vào học THPT và bổ túc THPT chiếm 17,3%. Phần lớn các trường THCS đều có hơn 70% học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT, thậm chí có trường lên tới hơn 85%.
Cần thay đổi nhận thức
Tháng 3/2020 Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã có công văn hướng dẫn triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2018-2025”.
Nội dung hướng dẫn các nhà trường xây dựng kế hoạch, giáo viên xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giáo dục hướng nghiệp có nội dung tích hợp sát với thực tiễn, gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương, phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh sau THCS.

Phụ huynh đứng chờ con dự thi tại điểm thi Trường THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Hải Hậu
Thầy giáo Nguyễn Hải Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS Hải Lý, huyện Hải Hậu, bộc bạch: Hải Lý chúng tôi là một xã ven biển đang chuyển dịch đa dạng các ngành nghề. Từ thực tế đó, nhà trường đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn hướng nghiệp để HS và gia đình thay đổi nhận thức. Kỳ thi vào 10 năm nay trường tôi có 85 HS dự thi và có 42 em chuyển sang học nghề và làm nghề đi biển. Tôi cho rằng đây là thay đổi rất lớn trong nhận thức của người dân, các thầy cô giáo đã làm rất tốt công tác tư vấn hướng nghiệp.
Hội đồng thi vào 10 năm nay của Trường THPT Trần Nhân Tông, huyện Nghĩa Hưng năm nay có 245 thí sinh đăng ký tại 11 phòng thi, chỉ tiêu lấy 222. Thầy giáo Lại Tiến Đẩu, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: Điểm trúng tuyển cũng sẽ vẫn giữ ở mức chất lượng, nhưng con số trên nói lên một điều là nhu cầu học tiếp lên THPT của học sinh là rất lớn. Chúng tôi tư vấn rất nhiều để các em hiểu về vùng quê và việc làm. Nhưng cần phải có sự thay đổi nhận thức trong cả phụ huynh và học sinh thì công tác phân luồng sau THCS mới hiệu quả hơn được.
NGƯT Vũ Thế Hưng, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hải Hậu, cho rằng: Tỉnh và huyện đều quan tâm chỉ đạo thức hiện phân luồng, các trường trên địa bàn huyện tích cực đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp, bước đầu đã có những chuyển biến ở một số trường HS đã đi học nghề, đi làm những nghề truyền thống của gia đình. Tôi cho rằng đây là điều hết sức tích cực vì công tác phân luồng sau THCS đã góp phần đào tạo nhân lực cho địa phương. Tuy nhiên vẫn cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa để nâng cao nhận thức cho người dân hiểu về sự cần thiết phải hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS.
- Hải Hậu: Bèo bọt hạt muối không nuôi nổi diêm dân
- 10 nhóm nhạc Nam được yêu thích nhất tại Hàn Quốc
- Di tích lịch sử Đình Hưng Lộc xã Nghĩa Thịnh huyện Nghĩa Hưng
- Nam Định: Ông “Trạng non” hai lần đánh giặc bằng bút
- Hai câu chuyện ở vùng đất học nổi tiếng Nam Định
- Địa điểm vui chơi ngày Quốc Khánh 2/9 tại Nam Định
- Nhọc nhằn nữ tài xế xe ôm Nam Định
-
Người đàn ông tử vong trên sông ở Nam Định: Đã xác định được nguyên nhân
-
Nam Định: Bé trai 4 tuổi bất ngờ tử vong sau bữa ăn tại trường mầm non
-
Khốn khổ vì ô nhiễm môi trường ‘bủa vây’ thôn xóm do vận chuyển và chế biến than ‘bẩn’
-
Từ tin nhắn Facebook, CSGT chặn bắt nhà xe Nam Định nhồi nhét khách
-
Tiết kiệm điện ở Thành Nam: Chuyển biến từ ý thức đến hành động
-
Chính quyền Nam Định kêu gọi người dân ‘tẩy chay’ túi nylon
-
Mua pháo mừng đội tuyển, chưa kịp đốt đã đi tù
-
Giúp việc trộm 100 triệu của chủ để mua xe cho con
-
Chùm ảnh: Rùng mình với cảnh thịt bò, bê ngập chợ Viềng
-
Va chạm với xe đầu kéo, nữ sinh tử vong thương tâm
-
Hội đền Độc Bộ – lễ hội mùa thu lớn nhất Châu thổ Bắc Bộ
-
Bắt cặp đôi vờ mua nông sản qua điện thoại để lừa tiền tỉ
-
Trót “ăn bánh trả tiền”, người đàn ông “tặng” vợ căn bệnh hiếm gặp
-
Chung quanh vụ việc bệnh nhân tử vong do cắt a-mi-đan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
-
Tin tức mới nhất vụ vỡ nợ khoảng 50 tỷ đồng ở Nam Định