Trong khi nhiều quốc gia khác phẫn nộ trước hành động thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên, chính quyền Bình Nhưỡng vui mừng khi người dân trong nước tỏ ra ngạc nhiên và đầy tự hào.
Với người dân Triều Tiên, thông báo thử bom nhiệt hạch có lẽ mang lại niềm tự hào về tiềm lực quốc phòng của đất nước. Năm nay, Đảng Lao động Triều Tiên sẽ tổ chức kì đại hội thứ 7 nên Kim Jong-un càng cần sự chú ý và ủng hộ của người dân trước những quyết sách mới.
Theo Wall Street Journal, báo Rodong Sinmun của Triều Tiên đăng ảnh hình lãnh đạo tối cao Kim Jong-un kí sắc lệnh yêu cầu thử hạt nhân ở trang nhất. Tờ báo chính thống này cũng đăng nội dung sắc lệnh và chữ ký của ông Kim.
“Hãy bắt đầu năm 2016 bằng vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên, để cả thế giới này sẽ nhìn vào Đảng Lao động Triều Tiên bằng ánh mắt ngưỡng mộ”, bài báo viết.
Các chuyên gia quân sự từ Mỹ và Hàn Quốc nhận định đây không phải là một quả bom nhiệt hạch như Triều Tiên tuyên bố. Thông tin cho thấy đây là một thiết bị hạt nhân cỡ nhỏ, cùng loại với những quả bom từng thử nghiệm.
Kim Heung-hwang, một người Triều Tiên từng trốn thoát khỏi đất nước cho biết khi chính quyền muốn tuyên truyền thông điệp quan trọng, họ sẽ tổ chức những cuộc họp cộng đồng lớn. Với những sự kiện như thử hạt nhân hay tên lửa tầm xa mới được phóng, những cuộc gặp mặt chắc chắn sẽ diễn ra.
Hình ảnh hiện đại của quân đội và sự ủng hộ của người dân sẽ là lí do quan trọng giúp Triều Tiên có thể bạo tay chi cho ngân sách quốc phòng. Mỗi năm Triều Tiên chi khoảng ¼ GDP riêng cho lĩnh vực này.
Cuộc thử nghiệm hạt nhân cũng rất cần thiết để duy trì sự ủng hộ của giới chức quân sự và Đảng Lao động. Không giống như người cha Kim Jong-il mất hàng năm trời để xây dựng và củng cố quyền lực trước khi nắm quyền từ năm 1994, lãnh đạo Kim Jong-un nắm toàn bộ quyền lực ở Triều Tiên khi cha qua đời vào năm 2011. Trong hơn 4 năm cầm quyền, Kim Jong-un đã cách chức hơn 100 cán bộ. Điều này phần nào cho thấy sự bất ổn của Triều Tiên.
Tháng 5 này, Đại hội lần thứ 7 diễn ra sau 36 năm không tổ chức. Với quốc gia như Triều Tiên, việc thay đổi đường lối chính trị là rất khó khăn nên làm thế nào để quan chức chính phủ tin tưởng lãnh đạo tối cao là việc rất cần thiết.
Trong khi Triều Tiên vẫn đang ăn mừng kết quả vụ thử hạt nhân thì truyền thông trong nước có nhiệm vụ tối quan trọng là giúp mọi người dân biết được sự kiện trọng đại. Ngoài tờ Rodong Sinmun, 5 tờ báo nhà nước khác cũng đăng tải thông tin về vụ thử bom nhiệt hạch.
- Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định
- Sau 3 năm dân mạng càng ngỡ ngàng với nhan sắc của “Hot girl PTTM“
- “Siêu phẩm thẩm mỹ Nam Định” không muốn yêu dù được đại gia theo đuổi
- Nghĩa Hưng: Lạ với ngôi làng nông dân mê mẩn chơi kèn Tây
- Những hình ảnh về ‘phù thủy’ kèn đồng Nam Định
- Tục lệ ‘thắp lửa’ cầu may đêm giao thừa hàng ngàn năm của người dân Nam Định
- Đến Nam Định, không quên ghé qua nhà thờ lớn nhất Đông Dương
-
Chùa Đại Bi – Nam Định
-
Nam Định ứng phó với siêu bão Mangkhut theo phương châm ‘4 tại chỗ’
-
Ngắm nhà thờ bị biển nuốt chửng có 1-0-2 tại Nam Định
-
Vàng son một thời: Nhà máy lương công nhân tương đương lương giám đốc
-
Sân vận động Thiên Trường Nam Định (Sân Chùa Cuối )
-
Quê nhà tiếc thương, chuẩn bị lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang
-
Độc đáo cá nướng úp thau tại Nam Định
-
Nam Định ngăn dịch lở mồm long móng lan rộng
-
Giao Thủy: Ủng hộ đồng bào hứng chịu thiên tai bão lũ
-
20 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc khí
-
Cận Tết, Nam Định bắt vụ vận chuyển 45 kg ma túy đá và 30 bánh heroin
-
Nghề làm bún của làng Phong Lộc Tây
-
Đặc sản Nam Định nghe tên đã thèm
-
Nam Định kiểm tra chéo an toàn thực phẩm tại Lạng Sơn
-
Sự thật bất ngờ đằng sau bức ảnh chú rể “nhây” hút hơn 13 nghìn lượt like trên MXH