Nhà thờ Giáo xứ Cổ Ra - Nam Hùng, Nam Trực, Nam Định

Nhà thờ Giáo xứ Cổ Ra – Nam Hùng, Nam Trực, Nam Định

Địa chỉ : Nam Hùng, Nam Trực, Nam Ðịnh
Chánh xứ : Linh mục Giuse Phạm Ngọc Oanh (21/7/2007)
Năm thành lập: 1925
Bổn Mạng: Đức Mẹ Mân Côi (7/10)
Số giáo dân: hơn 2500
Lược sử Giáo xứ Cổ Ra
Giáo xứ Cổ Ra tọa tạc tại thôn Cổ Ra, xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, phía bắc giáp giáo xứ Hồng Quang, Tây giáp xứ Trực Chính, nằm trên con đường Vàng từ Cổ Gỉa lên Cầu Vòi

Đây là vùng đất trũng nhất của huyện Nam Trực, theo kỷ yếu của giáo phận Bùi Chu năm 1998 thì Cổ Ra là vùng đất do sông Châu Thành, một nhánh nhỏ của sông Hồng bồi đắp từ xa xưa, giáo dân từ Báo Đáp, Ninh Bình, Phố Hiến tới đây để khai khẩn và lập ấp cùng nhau sinh sống, Vùng đất này thuộc quyền truyền giáo của hội thừa sai Pari. Khi nhận thấy dân cần nơi để thờ phượng các cha dòng xin phép bề trên cho ban sắc thành lập giáo họ Cổ Ra trực thuộc giáo xứ Báo Đáp

Khi nhận được sắc phong giáo họ, giáo hữu cùng các cha thừa sai chung sức chung long góp công góp của xây dựng nhà nguyện đầu tiên bằng gỗ lợp ngói bổi, rất đẹp. Vậy mà đã trải qua biết bao thế hệ đã sớm tới kinh sách,cầu nguyện dâng lễ tại đây.

Khi nhận thấy, nhu cầu của giáo dân ngày thêm đông, những năm 1900, Cha Eugienio Andres Kiên lúc đó đang là chánh xứ Báo Đáp, ngài đã cho xây dựng một ngôi nhà thờ mới to và khang trang hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của giáo dân. Đây là ngôi nhà thờ thứ 2 của giáo họ Cổ Ra.Tiếc là ngôi nhà thờ này đã phá hủy để xây lại ngôi nhà thờ mới lần thứ ba.

Năm 1925 nhân dịp đi kinh lý các giáo xứ Tương Nam- Bách Tinh- Báo Đáp, đức cha Romundo Trung OP giám mục giáo phận Trung, đã ban sắc tách các họ Cổ Ra, Kỳ Na, Hậu Phú, Rộc Tiền… ra khỏi xứ Báo Đáp để thành lập giáo xứ mới có tên gọi là Tân Bình, ý nghĩa của 2 chữ “Tân Bình” theo Đức cha Trung thì có nghĩa là vùng đất mới bình yên.

Nhà thờ Giáo xứ Cổ Ra

Nhà thờ Giáo xứ Cổ Ra

Trong số các người con của giáo xứ mẹ Báo Đáp thì Tân Bình là người anh cả, sau đó là các xứ e, Nam Dương, Trực Chính, Lã Điền, Khoái Đồng và Phong Lộc.Năm 1997 khi nhận thấy họ Hậu Phú ngày càng phát triển đức cố giám mục Giuse Vũ Duy Nhất đã thăng cấp nhà thờ họ Hậu Phú lên hàng giáo xứ và đổi tên thành giáo xứ Hồng Quang nhận thánh Vinh Sơn làm bổn mạng, vậy là Cổ Ra đã lên xứ mẹ, thật vinh dự và niềm tự hào lướn lao của giáo xứ

Giáo xứ Tân Bình gọi từ đó cho đến nay và hiện nay giáo xứ muốn lấy lại tên gốc là giáo xứ Cổ Ra

Giáo xứ nhận Đức Mẹ Mân Côi kính ngày 7/10 làm bổn mạng

Số giáo dân hiện nay là: 2500 nhân danh

Nhà thờ: khởi công năm 1994, hoàn thành năm 1998, đây là ngôi nhà thờ thứ 3 do ngôi nhà thờ cũ đã xuống cấp và không đáp ứng dduwwocj nhu cầu của giáo dân, nhà thờ có kích thước dài 47m, rộng 17m, cao 18m. Đây là công trình do cha Pet Nguyễn Đức Long đốc công xây dựng.

Các cha đã coi sóc giáo xứ là: cha Kiên, cha Nghĩa, cha Sơn, cha Joak Nguyễn Đức Hinh, cha Vinc Bùi Công Tam, cha Jos Phạm Văn Chẩn, cha Pet Nguyễn Đức Long. Năm 1993 cha Giuse Phạm Văn Chẩn quê giáo xứ Liên Thủy đang coi sóc giáo xứ thì đột ngột qua đời do một căn bệnh hiểm nghèo, Thánh lễ an tang do Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất chủ sự của quý cha, trước sự ra đi đó bề trên đã không để đoàn chiên giáo xứ bơ vơ, đức cha đã cử cha Pet Nguyễn Đức Long về coi sóc giáo xứ Bách Tính và quản nhiệm các giáo xứ Dương A, Nam Dương, Cổ Ra, Trực Chính, Hồng Quang và Hưng Nhượng. Sau gần 20 năm giáo xứ không có linh mục ở lại coi sóc thường xuyên thì vào ngày 21/7/2007 Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã ký bài sai bổ nhiệm tân linh mục Giuse Phạm Ngọc Oanh làm tân chánh xứ Tân Bình kiêm thêm giáo xứ Hồng Quang. Thánh lễ nhận bài sai do cha Đaminh Nguyễn Văn Vàng, quản hạt Tương Nam chủ sự cùng quý cha trong và ngoài giáo hạt.

Cổ Ra còn có cha quê hương là: Cha Pet Lương Trọng Thiệu- chánh xứ Phong Lộc- Khoái Đồng, cha Giuse Nguyễn Văn Đại- chánh xứ đền thánh Sa Châu. Giáo xứ Cổ Ra còn là quê hương của 10 vị anh hùng tử đạo mà giáo hội gọi là tôi tớ Chúa

Theo: Giáo Họ Việt Nam


TOP