Qua Tết dương, nàng dâu thông minh tung chiêu xử lý mẹ chồng Nam Định coi con đẻ là vàng, con dâu là người dưng nước lã

Qua Tết dương, nàng dâu thông minh tung chiêu xử lý mẹ chồng Nam Định coi con đẻ là vàng, con dâu là người dưng nước lã

Ở chung, mọi việc chợ búa cơm nước đều do tôi đảm nhận. Nói thêm là ông bà đều có lương hưu nhưng không bao giờ đưa thêm cho tôi 1 đồng nào để chi tiêu. Bà bóng gió nói: “Ngày xưa, mẹ nuôi thằng H tốn tiền tốn của, giờ mới đến ngày hái quả, nó có cơ hội báo hiếu cho bố mẹ!”. Tôi chỉ cười rồi im lặng và tự biết thân biết phận mà lo lắng cái giang sơn này.

Nghỉ lễ xong mà nàng dâu là tôi không khỏi ấm ức về chuyện mình là người dưng nơi nhà chồng. Tôi lấy chồng 3 năm nay, nhưng tôi vẫn chưa thể quen với cách nghĩ mình là 1 thành viên trong gia đình nhà chồng bởi gia đình họ chưa cho tôi cảm giác gần gũi, quan tâm như những người thân thiết.

Tôi lấy chồng kém mình 1 tuổi. Năm nay tôi 27 tuổi, có 1 bé gái 2 tuổi. Trước khi cưới chúng tôi đều làm ở Hà Nội nhưng sau cưới, tôi theo chồng về quê ở Nam Định để sống cùng bố mẹ chồng.

Lúc đầu tôi cũng không đồng ý thay đổi nhưng gia đình 2 bên đều muốn vợ chồng tôi về quê ổn định cuộc sống cho đỡ vất vả. Ít ra thì chúng tôi cũng đỡ khoản tiền thuê nhà mỗi tháng ở thủ đô.

Vả lại bố mẹ chồng tôi chỉ có mình chồng tôi là con trai, còn lại là 3 cô em gái đã đi lấy chồng xa. Thế nên việc vợ chồng tôi về ở cùng, chăm sóc bố mẹ già là điều nên làm. Nghe mọi người phân tích, tôi thấy cũng có lý nên mới đồng ý.

Về sống cùng, tôi lúc nào cũng không thấy thoải mái vì mẹ chồng lúc nào cũng lạnh như tiền và sống hời hợt kể cả với cháu nội của bà.

Bà chỉ nhất nhất là con trai, con gái và cháu ngoại. Ngày thường thì tôi cũng chỉ khó chịu chút chút thôi, nhưng cứ đến ngày lễ tết, gia đình 3 cô con gái dắt díu nhau về thăm ông bà ngoại là tôi lại không khỏi đau đầu vì ức nghẹn.

Ở chung, mọi việc chợ búa cơm nước đều do tôi đảm nhận. Nói thêm là ông bà đều có lương hưu nhưng không bao giờ đưa thêm cho tôi 1 đồng 1 hào để chi tiêu thêm hàng tháng.

Bà bóng gió nói: “Ngày xưa, mẹ nuôi thằng H tốn tiền tốn của, giờ mới đến ngày hái quả, nó có cơ hội báo hiếu cho bố mẹ!”. Tôi chỉ cười rồi im lặng và tự biết thân biết phận mà lo lắng cái giang sơn này.

Ngày thường đã vậy, nhưng ngày lễ tết, con cháu về kín nhà bà cũng mặc nhiên không liên quan, bà coi đó là trách nhiệm của riêng tôi phải lo lắng.

Tết dương vừa rồi, 3 cô con gái rủ nhau dắt chồng con về cùng lúc, buổi sáng bà nghe điện thoại lần lượt báo về của các con, nghe xong bà thản nhiên hỏi: “Tối chúng nó, nhà mình ăn gì nhỉ? Con đi chợ mua thêm ít đồ ăn, thêm đũa thêm bát chứ giờ ăn uống quan trọng gì!”.

Tôi nghe vậy thì cũng chỉ biết làm theo chứ biết phải làm sao, nhưng chỉ có điều là tôi phải mua rất nhiều đồ ăn chứ không phải “chút” như bà nói.

Bởi lần nào cũng thế, họ về là nhà tôi phải ăn uống linh đình, bày ra đủ món còn hơn cả Tết nguyên đán. Miệng bà lúc nào cũng nói ăn uống không quan trọng nhưng thử không chu đáo với các con và cháu ngoại của bà xem, mọi chuyện có được yên ổn đến ngày hôm nay không?

Tôi bỏ tiền ra chợ búa, phục vụ cơm nước tinh tươm, bà hoan hỉ lắm nhưng tủi ở chỗ, đến giờ ăn thì bà chỉ nhớ đến các con ruột và cháu, còn phận người dưng nước lã như tôi bà lại chẳng muốn cho ăn miếng gì.

Có khi mấy cậu em rể mời tôi ăn, bà còn đỡ lời: “Bác í ăn gì thì kệ, không phải mời, khách việc gì phải mời chủ nhà!”.

Thân phận cao quý “chủ nhà” là tôi phải chủ chi, chủ trì từ a tới z, từ việc bỏ tiền ra đi chợ, hầu hạ phục vụ, dọn dẹp từ đầu tới cuối để cho những người con gái kia về nhà mẹ đẻ được làm khách “ngồi tròn nói chuyện”.

Làm gì bà cũng muốn tôi phải làm và không muốn các con bà phải động tay, hễ các cô ấy định làm gì là bà bảo: “Cứ để đấy bác làm cho, lâu không gặp nhau cứ ngồi mà nói chuyện, ngày nghỉ thì phải nghỉ ngơi. Mà chứ. Mà lạnh thế này, làm làm gì cho buốt tay!”.

Tôi nghe xong mà nghẹn lòng tủi phận, con bà mới biết nghỉ ngơi, biết lạnh tay còn con gái nhà khác về nhà bà ở là trâu là bò không biết mệt, không biết lạnh.

Nhiều lần như vậy, tôi cũng nói luôn: “Các cô cứ ngồi đó mà tâm sự, một mình chị phục vụ 3 mâm cơm nếu không kịp giờ ăn thì có bà hỗ trợ rồi, các cô cứ yên tâm”.

Vậy là từ đó, tôi đóng vai trò là bếp trưởng và “nhờ” mẹ chồng cho bà quay cuồng chóng mặt thì thôi. Bà không muốn con bà phải làm thì bà chịu khó làm thay các cô công chúa lá ngọc cành vàng vậy. Con nhà bà là vàng thì con gái nhà khác cũng phải là kim cương nhé!

Hết tết, tôi vẫn chưa khỏi ấm ức nhưng dù sao cũng tìm ra hướng đi mới cho những cuộc gặp mặt lần sau, con gái không làm thì mẹ làm thay, tôi cứ thế mà “nhờ” bà hỗ trợ để hết kì nghỉ bà phải than mệt, than mỏi mà lần sau chừa cái thói báu con không phải lối như thế nữa.

Theo (emdep.vn)


TOP