Sau khi nhận thẻ căn cước công dân gắn chip, người dân nên làm gì đầu tiên?

Sau khi nhận thẻ căn cước công dân gắn chip, người dân nên làm gì đầu tiên?

Đại diện PC06 đưa ra khuyến cáo về thủ tục đầu tiên người dân nên làm sau khi được cấp CCCD gắp chip.

Ảnh minh họa

Không thu hồi Sổ hộ khẩu, CMT cũ khi làm Căn cước công dân gắn chip

Sáng 9/4, Thượng tá Huỳnh Thị Thu Trang, Phó Trưởng phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06), Công an thành phố Hồ Chí Minh đã thông tin về việc thực hiện Dự án Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Trong buổi thông tin, trước thắc mắc các giấy tờ cũ có bị thu hồi sau khi làm thẻ CCCD gắn chip không, Thượng tá Huỳnh Thị Thu Trang khẳng định, về thủ tục cấp CCCD gắn chip hiện nay, Công an TP.HCM hoàn toàn không thu hồi Sổ hộ khẩu giấy của người dân và khi tiếp nhận hồ sơ, cũng không thu hồi CMND hoặc CCCD mà người dân đang sử dụng; thay vào đó, khi người dân nhận CCCD gắn chip, cán bộ công an sẽ cắt góc CMND, CCCD cũ và trả lại cho người dân.

Bên cạnh đó, nhiều người dân băn khoăn, trước đây, khi đổi CMND 9 số sang CMND 12 số, trong một số giao dịch (đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng), thường phải được ngành Công an cấp thêm giấy xác nhận (GXN). Nếu công dân đánh mất GXN này, sẽ tốn không ít thời gian cho thủ tục cấp lại.

Tương tự, lo ngại này cũng được đặt ra, trong trường hợp người dân đánh mất CCCD gắn chip (vốn có thể tích hợp hơn 30 giấy tờ các loại).

Đại diện PC06 Công an TP.HCM cho biết, CCCD gắn chip có thêm QR code (QRC), nên chỉ cần dùng thiết bị điện tử quét QRC trên CCCD gắn chip, sẽ xuất hiện số CMND.

Công an TP.HCM không thu hồi Sổ hộ khẩu giấy của người dân và khi tiếp nhận hồ sơ, cũng không thu hồi CMND hoặc CCCD mà người dân đang sử dụng.

Trường hợp được cấp GXN rồi, nhưng bị mất (đối với CMND 12 số, CCCD mã vạch), người dân liên hệ với Cơ quan Công an để được tạo điều kiện cấp lại. Đại diện PC06 cũng khuyến cáo người dân, sau khi được cấp CCCD, thủ tục đầu tiên người dân nên làm là điều chỉnh thông tin ở ngân hàng. Khi hoàn chỉnh việc chia sẻ dữ liệu cho các sở, ngành, hy vọng sẽ không cần GXN nữa.

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an TP.HCM dự kiến sẽ làm thông báo đến các sở ngành, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội trên địa bàn TP, đối với CCCD gắn chip, có thể sử dụng thiết bị quét QRC mà không cần yêu cầu công dân xuất trình GXN và tiến tới xóa bỏ GXN sau khi đã kết nối, chia sẻ dữ liệu trong công tác quản lý nhà nước, báo Thanh niên ghi nhận các nội dung trong buổi thông tin.

TP.TPHCM thông báo lại mức phí làm CCCD gắn chip

Tính đến ngày 8/4/2021, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 953.784 hồ sơ cấp căn cước công dân có gắn chip, đạt tỷ lệ 22,7%, đã hoàn chỉnh 82.485 thẻ căn cước công dân có gắn chip để trả cho công dân.

Tại tất cả điểm cấp phát căn cước công dân có gắn chip, Công an thành phố Hồ Chí Minh duy trì các kíp nhân lực làm việc liên tục từ 6h hoặc 7h đến 0h hoặc 1h sáng hôm sau trong tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật.

Công an TP.HCM bố trí xe lưu động cấp mới, cấp đổi căn cước công dân cho các đối tượng ưu tiên.

Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng một lần nữa thông báo cụ thể các mức lệ phí cấp mới, cấp đổi căn cước công dân có gắn chip.

Theo đó, công dân chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang căn cước công dân có gắn chip là 15.000 đồng/thẻ.

Đổi thẻ căn cước công dân có gắn chip khi thẻ cũ bị hỏng, khi thay đổi họ, tên, đặc điểm nhận dạng, giới tính, quê quán… là 25.000 đồng/thẻ. Cấp lại thẻ căn cước công dân trong các trường hợp theo luật định là 35.000 đồng/thẻ.

Theo Thượng tá Huỳnh Thị Thu Trang, Công an thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu chung về cấp mới, cấp đổi căn cước công dân có gắn chip trên địa bàn.

Theo lưu ý của PC06 TP.HCM, từ nay đến 1/7, Công an TP.HCM chưa thực hiện việc chuyển đổi sang thẻ CCCD gắn chip đối với nhân khẩu đang sử dụng CMND 12 số, CCCD mã vạch còn giá trị sử dụng và không thuộc các diện được cấp CCCD trong đợt này.

Tags:

TOP