Theo thông tin từ Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư, trong 2 tháng qua, BV đã tiếp nhận 9 trường hợp mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh vào điều trị. Nhiều bệnh nhân trong số này vào viện trong tình trạng không có bảo hiểm y tế (BHYT), tiên lượng sống dè dặt.

ảnh minh họa
Trước đó 10 ngày, bệnh nhân mổ thịt lợn, ăn tiết canh, 6 ngày sau sốt cao 39 – 40oC, không đại tiện, tiểu tiện được và được nhập viện BV Bạch Mai ngày 2/3 với chẩn đoán nhiễm trùng máu, suy thận do nhiễm liên cầu lợn. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, với tình trạng suy thận, bệnh nhân được chỉ định lọc máu, dự kiến phải mất 3 tuần, chi phí khoảng 40 – 50 triệu đồng.
Theo thống kê của BV, từ đầu năm đến nay, BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư đã tiếp nhận 9 trường hợp mắc bệnh liên cầu lợn, trong đó, tháng 1 có 5 ca, tháng 2 có 4 ca, chủ yếu do ăn tiết canh. Có bệnh nhân chuyển từ Lai Châu xuống đúng dịp Tết, chỉ vì ăn tiết canh chiều 30 Tết.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, bệnh liên cầu lợn có thể điều trị bằng kháng sinh, nhưng thời gian điều trị kéo dài với những loại kháng sinh đặc trị liều cao và thường phải lọc máu, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn. Nếu bệnh nhân ở giai đoạn viêm màng não mủ có thể phải nằm viện ít nhất một tháng và khi bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn thì phải điều trị đến 2 tháng, với chi phí lớn.
Năm 2017, cả nước ghi nhận 171 ca bệnh liên cầu khuẩn lợn, trong đó 14 người tử vong. Tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư, năm 2017 có khoảng 20 ca vào viện với chẩn đoán liên cầu lợn. PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh liên cầu khuẩn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng thường tăng vào những tháng cuối năm và đầu năm Âm lịch.
Điều tra của Cục Y tế dự phòng cho thấy, 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh. “Khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh, gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. Người nhiễm bệnh liên cầu lợn bao gồm 3 thể nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ ban đầu nhiễm khuẩn đã nặng” – ông Phu nhấn mạnh.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, để tránh mắc liên cầu khuẩn, nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm dịch, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường. Không ăn thịt lợn chết, các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở, phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
Theo( kinhtedothi.vn)
- Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
- Bảo tàng đồng quê – Nơi lưu giữ hồn quê Bắc bộ
- Nam Định có món phở bò – Tinh hoa ẩm thực của người Thành Nam
- Phố cổ thành Nam
- Lê hội ở Nam Định và các tỉnh thành cầu may mắn đầu xuân nhất định phải đi
- Giáng sinh lộng lẫy nơi xứ đạo ven biển Nam Định
- Con gái đại gia Nam Định tổ chức đám cưới trong lâu đài giờ ra sao?
-
Trót “ăn bánh trả tiền”, người đàn ông “tặng” vợ căn bệnh hiếm gặp
-
Cặp đôi tổ chức tiệc cưới tiền tỉ, rước dâu bằng máy bay
-
Gạo Nam Định lên ngôi ở Hà Nội
-
TTYT Trực Ninh (Nam Định): Báo cáo một đằng thực hiện một nẻo!
-
Thuê taxi từ Nam Định về Hải Phòng để dàn trận cướp
-
Quỳ lạy xin tha, nam thanh niên quê Nam Định vẫn bị đâm đến chết
-
Nam Định: Phát hiện thi thể bé sơ sinh gần cầu Đò Quan, nghi bị mẹ vứt bỏ
-
Nam Định: Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có kết thúc
-
Hoa hậu Kỳ Duyên hút thuốc, dùng bóng cười, thoải mái khoá môi bạn trai trong góc tối
-
Học sinh Nam Định làm clip kỷ yếu gay cấn như phim hành động
-
Nam Định: Đầu tư xây dựng đô thị văn minh, hiện đại
-
Xác nhận tìm thấy xác 1 nạn nhân về vụ việc 3 nam sinh bị mất tích tại biển Nam Định
-
BỔ NHIỆM CÁN BỘ “TÍN NHIỆM THẤP”: UBKT HUYỆN GIAO THỦY KHẲNG ĐỊNH “ĐÚNG QUY TRÌNH”
-
Khó xử lý đối tượng giang hồ khoe ‘của quý’ tại trạm BOT
-
Cháy rụi kho hàng tại Cụm công nghiệp Cổ Lễ, Nam Định