Ngô được sấy chân không ngay sau khi thu hoạch, sơ chế và chỉ sử dụng muối để tăng hương vị, không dùng chất bảo quản, hương liệu hay chất tạo màu.
Ngô (bắp) là cây nông nghiệp có diện tích trồng lớn thứ hai của nước ta sau cây lúa. Ngành công nghiệp thực phẩm thường sử dụng ngô để chế biến thành các món ăn, thức uống bổ dưỡng. Tại tỉnh Nam Định, ngô nếp tươi sấy là loại đặc sản mới được nhiều thực khách ưa chuộng. Đây là món ăn vặt thơm ngon, giòn xốp và giữ nguyên được hương vị, màu sắc của ngô.
Nhà máy của Công ty Minh Dương ở huyện Vụ Bản, thành phố Nam Định là một trong những nơi sản xuất ngô sấy uy tín, chất lượng của địa phương. Doanh nghiệp này đã hợp tác với bà con nông dân hai xã Liên Bảo và Ý Yên để trồng và thu hoạch giống ngô nếp HN88 do Công ty Giống cây trồng Trung ương phân phối. Giống ngô này có vị đậm và dẻo, hương thơm đặc trưng, bắp to dài và hạt mẩy. Với khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn và chịu rét tốt, ngô nếp cho năng suất cao, tỷ lệ bắp loại một trên 95%.

Nhân viên kỹ thuật đang kiểm tra, bảo trì hệ thống lò sấy. Ảnh: minhduongfood.
Người dân xã Liên Bảo và Ý Yên luôn thực hiện đúng những quy định sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây ngô. Tại đây, phân bón hữu cơ từ hoạt động nông nghiệp được bà con tận dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thay vì phân bón hóa học.
Người nông dân chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật lúc cây chưa ra bắp. Những loại thuốc này đều nằm trong danh sách được phép sử dụng. Khi cây đã tạo bắp, người dân không phun mà chỉ tưới nước đều đặn để bắp và hạt phát triển tốt.
Sau khoảng 70 ngày gieo trồng, bà con có thể thu hoạch bắp. Kích cỡ tối thiểu của bắp ngô đạt tiêu chuẩn là khoảng 400 gram một bắp, hạt ngô sáng bóng, không quá già hay quá non và không sâu bệnh. Trong vòng 24 tiếng, ngô sau thu hoạch phải đưa đến nhà máy ngay để sơ chế để nguyên liệu không mất đi sự tươi ngon vốn có.
Sau công đoạn sơ chế giúp loại râu ngô, bụi bẩn, các công nhân của nhà máy sẽ đem đi sấy chân không. Khác với cách chiên ngô bằng dầu ăn truyền thống, phương pháp sấy chân không ở nhiệt độ dưới 100 độ C đảm bảo được độ tươi ngon, giòn xốp, không làm vỡ cấu trúc hạt và giữ được cả hương vị lẫn màu vàng đặc trưng của ngô.

Giống ngô nếp HN88 ngoài cánh đồng. Ảnh: eastwestseed.
Trong quá trình tham gia sản xuất, toàn bộ công nhân viên nhà máy đều được trang bị quần áo bảo hộ lao động, đeo găng tay và khẩu trang sạch đầy đủ. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà máy và trang thiết bị máy móc đều được lau chùi cẩn thận sau mỗi lần hoạt động.
Những người con của mảnh đất giàu truyền thống nông nghiệp Nam Định đang biết cách khai thác và chế biến sản vật quê hương thành nhiều loại đặc sản khác nhau. Người dân Nam Định luôn sáng tạo và hăng say tìm tòi những cách làm giàu mới cho mình và cho xã hội.
Như Quỳnh – http://vnexpress.net/
- Hội Mở Xuân, nét đẹp văn hóa dân gian của người dân Nam Định
- Nam Trực: Làng ” nghề phở “
- Học sinh lớp 4 tại Nam Định trả lại 50 triệu đồng nhặt được
- Nhà thờ Giáo xứ Lục Thủy – Xuân Trường Nam Định
- Bánh Dầy Vị Dương Nam Định
- Cuộc sống ít người biết đến ở “thiên đường sung sướng” Quất Lâm
- Ngày cưới của chàng trai Nam Định và cô dâu khuyết tật phúc hậu, xinh như mộng
-
Tình ảo qua mạng và những cái kết oan nghiệt
-
Nam Định: Cấp cứu cho bé trai bị mũi kéo cắm xuyên qua tai
-
Bạch Hoa công chúa và tục cúng cơm gạo đỏ, muối vừng
-
Hình dáng Thăng Long giữa lòng Nam Định
-
Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định
-
Nem nắm Giao Thủy – Đặc trưng ẩm thực Nam Định
-
Nam Định: Nghi ngộ độc món giò xào, 13 người cùng xóm nhập viện
-
Tiết lộ nguyên nhân ban đầu vụ thượng uý công an tử vong ở Nam Định
-
Nam Định chìm trong biển nước, hàng nghìn người dân được sơ tán
-
Nam Định: Hỗ trợ nông dân 874 tấn hạt giống khôi phục sản xuất sau bão
-
Nam Định và Hải Dương cuối tuần này, đừng quên cuộc hẹn tại Lễ hội Bia Hà Nội 2019
-
Lừa đảo gần 40 tỷ đồng, nguyên Kế toán trưởng lĩnh án chung thân
-
Cá nướng úp chậu – món ngon đặc sản Nam Định
-
Nam sinh lớp 12 tiếp tục “trình làng” xe ô tô năng lượng mặt trời
-
Hồ sơ chính sách giả: Tố cáo quyết liệt – Trả lời qua loa