Hơn 200 năm trước Thành Nam Định vừa là một trung tâm hành chính của vùng, vừa là công trình quân sự kiên cố, nhưng giờ đây dấu tích còn lại chỉ là một đoạn tường thành Cửa Bắc dài khoảng 220m.
Thành cổ Nam Định là thành tỉnh lớn nhất được xây dựng dưới triều Nguyễn, được coi là công trình kiến trúc quân sự tiêu biểu của tỉnh Nam Định. Năm 1804, dưới thời vua Gia Long, thành được đắp bằng đất. Đến năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) thì được xây bằng gạch, trên địa phận làng Vị Xuyên và Năng Tĩnh thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định.

Hình ảnh về Thành Cửa Nam được lưu giữ lại. Ảnh tư liệu
Thành Nam Định có 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc. Trên mỗi cửa thành có xây lầu, còn gọi là thú lâu (nơi gác). Phía ngoài cửa thành có xây một đoạn tường hình chữ V (gọi là Dương Mã thành), dài 5m, cao 3m.
Tường thành cao từ 1,7-3,35 m; mặt rộng 1-1,3 m, chân thành rộng 4,5 m. Tường thành được xây bằng gạch đỏ, với hai loại cơ bản: gạch vuông kích thước 30x30x6 cm và gạch chữ nhật 30x1515x8 cm. Trên nhiều viên gạch chữ nhật xuất hiện các chữ khắc (được xác định là chữ Hán) với nội dung “Cổ kính,” “Trung Kính,” “Mã Tiền”…

Đoạn tường thành cổ phía sau nhà bà Giang Thị Bưởi đã bị trát vữa một số phần để đảm bảo vệ sinh.
Hòa bình lập lại, công nhân Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định và nhân dân vùng phụ cận về đây lập phố dựng nhà, mang tên ngõ 5 Thành Chung, thuộc phường Cửa Bắc với hơn 100 hộ dân bám sát vào chân thành.
Nhưng giờ đây, Thành cổ Nam Định chỉ còn lại một đoạn dài khoảng hơn 200m. Nhiều gia đình đã trát vữa lên tường để lấy thêm không gian sử dụng cho gia đình.

Nhiều gia đình đã trát vữa lên tường thành cổ để lấy thêm không gian sử dụng cho gia đình.
Bà Mận cho biết, vì đây là di tích lịch sử thành cửa Bắc ngày xưa nên gia đình quyết không đụng chạm vào tường mà chỉ trồng thêm hoa leo ở bên dưới lên cho đẹp.

Phần tường thành cổ còn nguyên vẹn được gia đình bà Phạm Thị Mận gìn giữ suốt mấy chục năm qua đã bám màu rêu phong.
“Di tích này đẹp lắm, tôi còn nhớ ngày xưa tường thành có cả một cái bốt để trèo lên quan sát. Ngày xưa toàn bộ ở đây là một cái hồ, sau khi chiến tranh, nhà máy dệt sơ tán về đây, sau đó thành phố giao cho công ty ăn uống trực tiếp là cửa hàng mà tôi làm việc để làm trại chăn nuôi. Nhà tôi lúc ấy khó khăn nên gia đình tôi sau đó được phân cho làm nhà ở đây.

Bà Giang Thị Bưởi hoài niệm khi nói về ký ức về tường thành cổ Nam Định.
Nhìn những nhà quanh đây phá tường thành tôi rất xót xa, bản thân tôi đã báo cáo với bí thư chi bộ về việc trên nhưng thấy bảo thuộc thành phố quản lý nên tôi cũng chỉ biết nhìn những gia đình ấy phá bỏ tường đi.
Tôi thật sự lo lắng, nếu như các cấp chính quyền không nhanh chóng vào cuộc thì có lẽ Thành cổ Nam Định sẽ trở thành phế tích thật sự, người dân tỉnh Nam Định sau này cũng không còn được biết đến nó nữa” – bà Bưởi chia sẻ.
Theo Đức Văn( dân trí)
- 750 Thiên Trường Nam Định
- Cô gái Nam Định ‘bán trà đá’ trước cổng trường ĐH lại gây sốt khi công khai chuyện ‘đập mặt đi sửa lại’ và nâng ngực
- Nam Định: Lễ hội Đền Trần
- Bé Thảo My bị bỏng nồi canh đã được xuất viện về nhà
- Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định
- Bánh đa gấc chợ Ninh – Nam Định
- 9X đẹp trai như Hàn Quốc ‘trúng tiếng sét’ của cô gái cao 1,72 m
-
Đại An (Vụ Bản) – vùng đất đậm đặc các di sản văn hóa
-
Bánh Trung thu truyền thống hút khách
-
Ý Yên Nam Định: Xe công nông rầm rầm hoạt động, cán chết người
-
Nam Định: Mất lái, xe tải “phi” thẳng vào nhà dân
-
‘Lùm xùm’ vụ chiếm đoạt 16 tỷ của cán bộ ngân hàng Vietinbank
-
Nam Định: Xe giường nằm 40 chỗ bốc cháy rừng rực trong đêm
-
Nam Định: Khởi tố đối tượng 17 tuổi đâm chết người vì ghen
-
Nam Định: Vay nợ rồi quỵt nhiều tỷ đồng, Tòa tuyên bắt phải trả
-
Phở Nam Định – Món ngon khoản đãi bạn bè
-
Gia tăng tình trạng nông dân bỏ ruộng tại Nam Định
-
Hương thơm mắm cáy Hoành Nha – Nam Định
-
Bánh khúc Thành Nam
-
Tai nạn liên hoàn, xe khách và xe con lao xuống ruộng
-
Top 10 Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Nam Định
-
Ý Yên: Xã, thôn đua nhau bán đất