Toàn cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương sau 2 năm bị san phẳng

Toàn cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương sau 2 năm bị san phẳng

Những căn hộ shophouse, nhà phân lô, biệt thự hiện đại đang mọc lên trên nền nhà máy dệt may lớn nhất Đông Dương một thời ở thành phố Nam Định

Nhà máy Dệt Nam Định được biết đến là nhà máy lớn nhất Đông Dương. Vào năm 1924 số công nhân của nhà máy lên tới 6.000 người. Ảnh Zing.vn

Năm 1929, nhà máy đã có quy mô 135 máy dệt. Đến năm 1939, nhà máy phát triển lên với quy mô 3 nhà sợi, 3 nhà dệt, 1 xưởng nhuộm, 1 xưởng chăn, 1 xưởng cơ khí, 1 xưởng động lực…Năm 1985, nhà máy Liên hợp dệt Nam Định có tới gần 13.000 công nhân viên chức. Lúc đó, người ta tính trung bình cứ mỗi gia đình ở thành Nam lại có một người là công nhân nhà máy. Đây cũng là nơi ra đời Chi bộ Đảng đầu tiên của thành phố Nam Định (năm 1930) và duy trì từ đó đến bây giờ.

Dự án Khu đô thị Dệt may Nam Định (TP Nam Định, Nam Định) có quy mô 24,8 ha với tổng mức đầu tư trên 410 tỉ đồng được thực hiện trong khoảng 5 năm. Trong đó, giai đoạn I (khoảng 2 năm) sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ khu công viên, bãi đỗ xe với tổng mức đầu tư dự kiến là 130,9 tỉ đồng.

Giai đoạn II, tiến hành di dời các Nhà máy Dệt, Dệt khăn với tổng diện tích 5,9ha, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ sở, 1 nhà văn hóa và trường học quy mô 27 lớp học với tổng mức đầu tư 130,1 tỉ đồng.

Giai đoạn III, di dời xong toàn bộ phần còn lại gồm Nhà máy May 4, Nhà máy Sợi, Nhà máy Chỉ khâu, Văn phòng Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định (Natexco) với tổng diện tích 10,5ha, tiến hành đầu tư các hạng mục công trình còn lại theo thiết kế với tổng giá trị đầu tư dự kiến 151,9 tỉ đồng.

Dự án Khu đô thị Dệt May Nam Định sau khi hoàn thành sẽ tạo ra quỹ đất đô thị sạch với 936 lô đất ở biệt thự, liền kề; 20.076 m2 công viên cây xanh và thể dục thể thao, 16.314 m2 đất thương mại dịch vụ và 34.748 m2 đất giáo dục, y tế, với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và với tiêu chí môi trường sống xanh, sạch, văn minh, là một đô thị mới trong lòng đô thị cổ Thành Nam theo đúng quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Các căn hộ đang được xây dựng ở khu đô thị Dệt may Nam Định.

Phút nghỉ ngơi của những người phụ xây.

Chú Thành vừa làm bảo vệ vừa làm công tác thống kê vật liệu xây dựng tại khu đô thị Dệt may Nam Định

Từ năm 2017 đến nay, cô An (Nam Trực) là một trong 15 thợ xây đã làm 3 căn nhà ở khu đô thị Dệt may Nam Định.

“Khu đô thị chưa hoàn thiện nên công tác bảo vệ an ninh trật tự luôn được đặt lên hàng đầu” – Người đàn ông gần 1 năm làm bảo vệ tại khu đô thị Dệt may Nam Định cho biết.

Một cửa hàng rửa và dọn nội thất ô tô đã đi vào hoạt động tại khu đô thị Dệt may Nam Định.

Cây si cổ thụ và mảng tường còn sót lại của khu nhà máy dệt cũ.

Nhà máy dệt Nam Định từng là cơ sở nghiên cứu về tơ lụa, do Toàn quyền Đông Dương De Lanessan lập ra. Năm 1900, một số Tư bản Pháp trong Công ty bông – vải – sợi Bắc Kỳ cùng với thương nhân Trung Quốc tham gia kinh doanh. Sau năm 1954, nhà máy được nhà nước Việt Nam tiếp quản.

Kể từ đó nhà máy và được giao nhiệm vụ sản xuất lụa đen phục vụ cho thị trường miền Bắc. Thời đó, hầu hết phụ nữ miền Bắc đều mặc quần đen. Sản phẩm làm ra bao nhiêu đều được tiêu thụ hết. Sản phẩm dù tốt hay xấu đều được chấp nhận, vì cung vẫn thấp hơn cầu. Ngoài số lượng lụa sản xuất trong nước, nhà nước còn xin viện trợ để nhập thêm lụa đen về mới tạm đủ. Do vậy, trong suốt giai đoạn này nhà máy hoạt động tương đối bình thường, không có những khó khăn, ách tắc lớn.

Theo ( phapluatplus.vn)


TOP